Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, October 02, 2016 , 0 bình luận

(chiasekienthucnet)-Bản lĩnh chính trị của quân nhân bao gồm nhận thức, tư tưởng chính trị, niềm tin, lập trường, thái độ và trách nhiệm chính trị của quân nhân; các yếu tố này có quan hệ thống nhất biện chứng tác động lẫn nhau. Trong đó, nhận thức, tư tưởng chính trị là cơ sở nền tảng, có ý nghĩa quyết định nhất. Tư tưởng chính trị vững, thực chất là sự nhận thức sâu sắc lý luận chính trị cách mạng, có phương pháp xem xét, đánh giá mọi sự việc, hiện tượng một cách khách quan, khoa học; là cơ sở để hình thành niềm tin, tình cảm, thái độ, lập trường chính trị cách mạng, xác định đúng mục tiêu lý tưởng chiến đấu và nêu cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân; thể hiện sự vững vàng kiên định, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo; không bi quan, dao động, mất phương hướng, nhất là trong những tình huống phức tạp, những lúc gặp khó khăn, thử thách.
Bản lĩnh chính trị của quân nhân được hình thành, phát triển trong quá trình giáo dục, rèn luyện và hoạt động thực tiễn quân sự; trong đó, đấu tranh phòng, chống hiệu quả âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đòi “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch, phản động… là “thước đo” kết quả xây dựng bản lĩnh chính trị của người quân nhân cách mạng. Để nâng cao bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng cho quân nhân cần đồng thời thực hiện tốt nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh và phát huy tốt vai trò các tổ chức cả trong và ngoài đơn vị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là cơ sở, nền móng vững chắc bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó.
Thứ nhất, đối với tổ chức đảng: Các nghị quyết lãnh đạo phải có nội dung đánh giá và có chủ trương biện pháp giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị của quân nhân thuộc quyền. Coi trọng chất lượng sinh hoạt tổ đảng và sinh hoạt chi bộ; nêu cao tính đấu tranh tự phê bình và phê bình, nhất là việc kiểm điểm đánh giá kết quả lãnh đạo, xác định rõ nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm; quy rõ trách nhiệm đến từng cấp ủy viên phụ trách; lấy kết quả giáo dục, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và quần chúng là một trong những nội dung để đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên. Đồng thời làm tốt việc phân loại chất lượng tư tưởng chính trị của đảng viên, gắn với phân công cán bộ, đảng viên kèm cặp, giúp đỡ quần chúng, nhất là đối tượng cá biệt và những quần chúng yếu kém.


Hai là, đối với tổ chức chỉ huy: Nắm vững nghị quyết của cp ủy, xây dựng kế hoạch sát yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, phân công trách nhiệm đến từng cá nhân. Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý, rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy với quản lý chính trị, tư tưởng của bộ đội, nhất là trong thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và những bộ phận phân tán nhỏ lẻ. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc gắn với quan tâm bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần và chế độ chính sách, kịp thời động viên, khuyến khích việc học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị của quân nhân.
Ba là, đối với cơ quan chính trị: Phát huy vai trò tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính ủy, chính trị viên quán triệt thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của cấp ủy, chính ủy, cơ quan chính trị cấp trên và triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy, chính ủy, chính trị viên cấp mình về giáo dục, rèn luyện quân nhân phấn đấu xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”; đề xuất lựa chọn nội dung, vận dụng hình thức, biện pháp tiến hành sát với từng đối tượng trong cơ quan, đơn vị. Tổ chức tốt việc học tập các chuyên đề học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện và trực tiếp tiến hành các hoạt động giáo dục, rèn luyện quân nhân khi được giao. Đồng thời, kiểm tra việc tổ chức thực hiện theo chức năng của cơ quan và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với cấp ủy, chính ủy, chính trị viên đơn vị.
Bốn là, đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên: Phải gương mẫu học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị để quần chúng noi theo. Căn cứ vào chức trách nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên để xác định trách nhiệm trong giáo dục, rèn luyện quân nhân; trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, chủ trì các cấp. Quan tâm bồi dưỡng nhân rộng cá nhân điển hình, tiên tiến; gắn với việc lựa chọn cán bộ, đảng viên tốt, có đủ năng lực, trách nhiệm trong phân công kèm cặp, giúp đỡ đối tượng cá biệt và quân nhân yếu kém phấn đấu vươn lên.
Năm là, đối với các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân: Tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân đều có chức năng giáo dục, rèn luyện đoàn viên, hội viên, quân nhân theo các chuẩn mực được đạo đức cách mạng, trong đó có giáo dục bản lĩnh chính trị. Do vậy, phải bám sát nội dung chỉ tiêu nghị quyết của cấp ủy đã xác định, xây dựng kế hoạch hoạt động chặt chẽ, sát chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, trong đó có nội dung, biện pháp giáo dục, rèn luyện đoàn viên, hội viên, quân nhân. Thông qua các hoạt động xung kích, phong trào thi đua quyết thắng, các phong trào hành động cách mạng của các tổ chức quần chúng trong đơn vị và hội đồng quân nhân để tăng cường công tác quản lý, giáo dục con người và quản lý chính trị, tư tưởng của quân nhân; đồng thời rà soát, bổ sung nội dung, chỉ tiêu, đổi mới hình thức, biện pháp giáo dục, rèn luyện quân nhân đạt được các phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. 
Sáu là, đối với địa phương và gia đình quân nhânCác đơn vị cần chủ động phối hợp chặt chẽ với địa phương và gia đình để quản lý, giáo dục, rèn luyện quân nhân thuộc quyền. Tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thâm nhập thực tế ở địa phương, thông qua cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức quần chúng và gia đình quân nhân để nắm chắc hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng của quân nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương, gia đình. Phát huy trách nhiệm của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức quần chúng ở địa phương và gia đình trong quản lý, giáo dục, động viên, giúp đỡ quân nhân phấn đấu học tập, rèn luyện.

Bản lĩnh chính trị là nội dung cơ bản, cốt lõi, có ý nghĩa quyết định nhất trong 5 nội dung xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”; là yếu tố cơ bản trong phẩm chất nhân cách người quân nhân cách mạng; là nhân tố bên trong thôi thúc quân nhân hành động đúng, làm chủ hành vi, không ngại gian khổ, hiểm nguy, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; giúp quân nhân kiên định lập trường, mục tiêu lý tưởng chiến đấu, vững vàng trước tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những tiêu cực, tệ nạn xã hội, sự xâm nhập của lối sống thực dụng, phản văn hóa; chủ động tiến công làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Do vậy, nâng cao bản lĩnh chính trị cho quân nhân là một yêu cầu, tất yếu khách quan, đòi hỏi phải sử dụng nhiều nội dung, giải pháp, trong đó phát huy vai trò của các tổ chức, lượng lượng cả trong và ngoài đơn vị là một giải pháp không thể thiếu góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.


CTV (chiasekienthucnet.wordpress.com)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X