Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, October 06, 2016 , 0 bình luận

 Tổ chức đại diện cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh nghề nghiệp tại Samsung đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong 9 năm tồn tại và phát triển của mình.


Hwang Sang-ki, 61 tuổi, cha của cô gái xấu số Hwang Yumi, thợ máy tại Samsung, chết vì bệnh bạch cầu năm 2007.
9 năm trước đây, vào ngày 6/3/2007, Hwang Yumi đã chết trên chuyến xe do bố cô chở trên đường đến bệnh viện. Yumi mới chỉ 23 tuổi và vào lúc đó đã là 5 năm sau khi cô bắt đầu công việc là một thợ máy tại Công ty TNHH Samsung Electronics tại thành phố Suwan. 20 tháng sau khi cô được chẩn đoán bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp tính. Cái chết của cô gái đã thay đổi cuộc đời của cha cô. Từ khi Yumi qua đời, Hwang Sang-ki, một người lái xe taxi bình thường, đã làm tất cả những gì có thể để làm cho mọi người biết đến câu chuyện bi kịch của con gái ông tại một đất nước mà mọi khía cạnh kinh tế và chính trị của nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới này đều xuất hiện ở mọi góc phố. Samsung đã nỗ lực ỉm đi tiếng nói của người cha đau khổ bằng tiền và cả những lời hăm doạ.
Sự bền bỉ của Hwang đã có kết quả vào tháng 11/2007, khi một nhóm các nhà hoạt động xã hội đấu tranh vì sức khoẻ và người lao động đã hợp nhau lại để thành lập nên SHARPS (Những người ủng hộ cho quyền và sức khoẻ của lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn). SHARPS là một tổ chức phi lợi nhuận tại Hàn Quốc trên cơ sở tập hợp các công nhân, các nạn nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp, các nhà hoạt động xã hội và những người đấu tranh cho quyền con người và quyền của người lao động.
Các hoạt động SHARPS đã tiến hành:
– Nhiều hoạt động đa dạng bao gồm việc mở các diễn đàn, các cuộc mít tinh, biểu tình, họp báo đòi hỏi Chính phủ phải tiến hành điều tra thấu đáo và ra phán quyết công bằng.
– Tổ chức ngày tưởng nhớ cái chết của nữ công nhân Hwang Yumi vào ngày 6/3 hàng năm, và coi đây là ngày tưởng niệm các nạn nhân qua đời vì bệnh nghề nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn.
– Tổ chức hình thức biểu tình một người đồng thời rải tài liệu tuyên truyền trước cửa các nhà máy sản xuất chất bán dẫn của Samsung mỗi tuần một lần và nhiều hoạt động truyền thông khác về hàng loạt nhà máy sản xuất chất bán dẫn.
– Mở các hội nghị nghiên cứu tại Choong-nam và Gyong-gi, nơi tập trung nhiều nhà máy của Samsung Electronics.
– Tập hợp các tài liệu khoa học.
– Tiến hành các hoạt động pháp lý thông qua nhóm luật sư riêng.
– Mở trang web riêng bằng tiếng Hàn Quốc tại địa chỉhttp://cafe.daum.net/samsunglabor
– Xuất bản các ấn phẩm bằng tiếng Hàn Quốc nói về thách thức trong ngành sản xuất chất bán dẫn và mối liên hệ với bệnh bạch cầu.
– Sản xuất hàng loạt bộ phim nói về các nạn nhân và sự rủi ro của ngành công nghiệp bán dẫn.
– Gặp gỡ các nhóm có tư tưởng tiến bộ.
– Công bố các tuyên bố từ các nạn nhân.
– Tổ chức biểu tình và kiến nghị tại các sự kiện lớn như ngày quốc tế Lao động 1/5.
Các kết quả đạt được
Với sự hợp sức của SHARPS, đầu năm 2012, OSHRI, một viện nghiên cứu của chính phủ về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại như as benzene, toluene, xylene, cresol và phenol được tạo ra từ các chất cản quang sử dụng trong các quy trình sản xuất thường gặp. Rủi ro bị phơi nhiễm các sản phẩm phụ độc hại này tại các nhà máy bán dẫn là điều mà SHARPS đã đặt giả thiết trong một thời gian dài và cuối cùng giả thiết đã được chứng minh.
Nỗ lực của SHARPS trong việc nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm tiềm tàng trong ngành công nghiệp bán dẫn đã nhận được phản hồi tích cực từ giới học giả, nhất là những người chuyên nghiên cứu sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp. Hội y khoa môi trường và nghề nghiệp Hàn Quốc và Hội vệ sinh công nghiệp Hàn Quốc đã đưa ra một chương trình chính thức về các vấn đề của ngành công nghệ cao tại hội nghị thường niên và mời các học giả từ SHARPS để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
Với mối quan ngại ngày một tăng về môi trường làm việc và các nạn nhân, Samsung Electronics đang bị gây áp lực phải thay đổi thái độ từ việc che giấu vấn đề sang phải giải quyết thoả đáng. Cuối 2012, Samsung Electronics đã gửi một bức thư cho SHARPS dưới tên của Tổng giám đốc yêu cầu một cuộc đối thoại chính thức.
Diễn biến 2016
Ngày 12/1/2016, Samsung đã đạt đi đến một thoả thuận với Uỷ ban gia đình công nhân và SHARPS về đề xuất dàn xếp các điều kiện an toàn nơi làm việc tại các cơ sở sản xuất chất bán dẫn ở Hàn Quốc. Sau các cuộc thảo luận kéo dài hơn 1 năm, các bên đã đồng ý thành lập một Uỷ ban thanh tra bên thứ ba, độc lập, sẽ tiến hành các hoạt động điều tra kỹ lưỡng về cac cơ sở sản xuất của Samsung.
Samsung sẽ phải thực hiện các cải cách đã được đề xuất bởi Uỷ ban Thanh tra và cam kết tổ chức môi trường làm việc an toàn cho công nhân.
Đến nay, Samsung đã tạo ra một quỹ trị giá 100 tỷ won để hỗ trợ tài chính và cấp kinh phí cho các hoạt động đảm bảo an toàn nơi làm việc dựa trên đề xuất của Uỷ ban dàn xếp. Hơn 150 người đã nộp hồ sơ đòi bồi thường tài chính và hơn 100 người đã chấp nhận bồi thường từ Samsung. Cùng với bồi thường tài chính, nạn nhân còn nhận được tâm thư xin lỗi từ Tổng giám đốc Samsung.
Cẩm Thịnh (báo Người đưa tin điện tử/tổng hợp)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X