Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, September 04, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Vào buổi sáng ngày 02-9-1945  bản tuyên ngôn độc lập đã được chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đọc tại quảng trường Ba đình lịch sử. Bản tuyên ngôn độc lập đó là sự mong mỏi của hàng triệu con tim Việt Nam, đồng thời khảng định với bạn bè quốc tề về chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên vẫn có những luận điệu xuyên tạc về gí trị bản tuyên ngôn độc lập, đó là sự xuyên tạc rất nguy hại làm sai lệch những giá trị văn hóa của dân tộc.

Những luận điệu xuyên tạc cho rằng về cốt lõi nội dung, hình thức bản tuyên ngôn độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh biên soạn và đọc tại Quảng trường Ba đình ngày 02-9-1945 là bản sao của các nước khác như bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, chúng cho rằng Hồ Chí Minh khi soạn ra bản tuyên ngôn độc lập đó như là một hinhg thức mị dân, không có giá trị nhân văn trong bản tuyên ngôn độc lập đó. Cần khảng định rằng đó là những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ uy tín và danh tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời làm sai lệch về giá trị nhăn văn trong bản tuyên ngôn độc lập của nước ta…


Nguồn ảnh: Internet


Đó là “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.  trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã  đề cập đến quyền tự do của con người, lấy quyền lợi của con người làm trung tâm và không có ai được áp đặt lên quyền tự do của người khác. Trong bản tuyên ngôn Hồ Chí Minh chỉ lấy dẫn chứng về bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ Và bản dân quyền của nước Pháp để cho cả Thế giới thấy rằng ngay chính nước họ cũng đề cao quyền tự do của con người sao chúng lại đi xâm chiếm đàn áp các nước khác, biến các nước nhỏ thành thuộc địa của chúng, lấy đi cái quyền tự do của người dân nước khác. Bởi vậy không thể nói bản tuyên ngôn độc mà Hồ Chí Minh biên soạn là sao chép, dập khuân, mà đó là sự sáng tạo trong con người Hồ Chí Minh.

Thức tế cho ta thấy từ khi giai cấp tư sản ở Pháp Và Mĩ giành quyền thống trị, giai cấp vô sản bị chi phối bởi giái cấp tư sản, vì lợi ích của giai cấp tư sản chúng đã chà đạp lên giai cấp vô sản lấy đi cái quyền tự do của người dân biến người dân thành công cụ lao động để phục vụ lợi ích cho giai cấp của mình, không những thế chúng còn bành chướng rộng ra các nước khác nhằm biến các nước khác trở thành cỗ máy chuyên sản xuất ra của cải vật chất nhằm phục vụ cho lợi ích của chúng. Chúng tự cho mình cái quyền được cai trị người khác, biến người khác làm nô lệ phục dịch cho chúng.

Hồ Chí Minh là một nhân tài kiệt suất, ngoài lợi ích của nhân dân người không còn lợi ích nào khác, suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ mong sao nước nhà được tự do, độc lập và điều đó cũng đã trở thành sự thật đó là bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Hồ chí Minh đọc tai quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày 02-9-1945. Từ đó cho ta thấy trong nội dung bản tuyên ngôn người luôn phê phán chế độ thực dân đề cao quyền tự do của con người, đồng thời kêu gọi nhân dân hãy đứng lên đấu tranh để giành cái tự do, xóa bỏ chế độ áp bức người bóc lột người.

Các thế lực thù địch, bất mãn chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay cho rằng: Hồ Chí Minh và những người cộng sản “sính dùng bạo lực”, ngày 02-9-1945 là ngày đánh dấu cả giang sơn Việt Nam bắt đầu “nhuộm đỏ”, từ đó sinh ra mọi thứ “hận” về sau nên gọi là ngày “đại quốc hận”. Đây là sự vu khống, xúc phạm, bôi nhọ trắng trợn Chủ tịch Hồ Chí Minh và giá trị của Tuyên ngôn Độc lập.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị tổng kết những giá trị chung của nhân loại trong cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng thiêng liêng của các dân tộc và tiến trình đấu tranh cách mạng vì nền độc lập của nhân dân Việt Nam. Để giành được quyền bình đẳng của dân tộc và quyền bình đẳng của mỗi con người, nhân dân ta đã phải hy sinh biết bao xương máu trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, áp bức bất công. Là một dân tộc có truyền thống văn hiến, luôn nêu cao tinh thần nhân văn, nhân đạo, chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình, chúng ta trân trọng giá trị nhân văn, thành quả tiến bộ mà nhân dân Mỹ, nhân dân Pháp giành được trong cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng, tự do, bác ái của các dân tộc, của con người. Song, thực dân Pháp, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp lúc bấy giờ đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để xâm lược nước ta, áp bức nhân dân ta. Hồ Chí Minh đã làm cho nhân dân thế giới thấy rõ hành động của thực dân Pháp xâm lược đối với Việt Nam là trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Những hành động vô nhân đạo, phi nghĩa của thực dân Pháp được thực hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế,… bằng những thủ đoạn dã man, tàn độc, bóp nghẹt quyền tự do, quyền sống của nhân dân Việt Nam.

Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam đã cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp thấy rõ truyền thống nhân đạo, chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Mặc dù thực dân Pháp là kẻ thù trực tiếp, song đối với người Pháp, nhân dân ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo, sẵn sàng giúp đỡ nhiều người Pháp, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 26-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nêu rõ: “Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng: Chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán, làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước”.

Tinh thần nhân đạo cao cả, đấu tranh vì lẽ phải, công bằng là một giá trị đặc trưng của truyền thống văn hóa, nhân văn Việt Nam. Giá trị đó được hình thành, phát triển và tỏa sáng trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần nhân đạo, chính nghĩa, nhân văn là sức mạnh của văn hóa, sức mạnh nội sinh giúp cho dân tộc ta đấu tranh và chiến thắng các thế lực hiếu chiến xâm lược. Tuyên ngôn Độc lập được Bác Hồ tuyên đọc ngày 02-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình vừa để cho nhân dân thế giới thấy rõ truyền thống văn hiến, văn minh của dân tộc Việt Nam, vừa là lời cảnh báo với thực dân Pháp và các thế lực xâm lược về tính chất chính nghĩa và sức mạnh văn hóa của nhân dân Việt Nam. Chính sức mạnh đó, đã quét sạch mọi thế lực xâm lược để bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, khát khao có cuộc sống trong một nước độc lập, tự do. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam không sợ hy sinh, gian khổ, kiên quyết đấu tranh để đạt được khát vọng đó. Sau cuộc biến động ngày 09-3-1945, thực dân Pháp đã đầu hàng quân Nhật và bỏ chạy, song được sự tiếp sức của các thế lực hiếu chiến, núp dưới danh nghĩa quân đội đồng minh, thực dân Pháp lại âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Với nhãn quan chính trị sâu rộng và nhạy bén, Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấu dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Trong Tuyên ngôn Độc lập, thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam, Người đanh thép tuyên bố thoát ly hẳn mọi quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam; đồng thời, khẳng định rõ ý chí quyết tâm của toàn dân Việt Nam chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Đây cũng chính là lời cảnh báo đối với các thế lực hiếu chiến xâm lược, chỉ cho chúng thấy khí phách, sức mạnh của dân tộc Việt Nam, với khát vọng độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đây là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Một dân tộc có truyền thống văn hiến, yêu chuộng hòa bình, luôn dũng cảm đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc và sự tiến bộ, văn minh của nhân dân thế giới, dân tộc đó đương nhiên có quyền hưởng tự do và độc lập. Sự ra đời của Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là một sự kiện khẳng định rõ trước toàn thế giới rằng: dân tộc Việt Nam đã thực sự trở thành một nước tự do và độc lập.

Tuyên ngôn Độc lập ra đời đã hơn 70 năm, song tinh thần và giá trị của Tuyên ngôn Độc lập vẫn đang tỏa sáng. Đây là một di sản văn hóa, sức mạnh nội sinh của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tinh thần, giá trị của Tuyên ngôn Độc lập, Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mọi mưu đồ xuyên tạc giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập sẽ thất bại trước lý tưởng cao đẹp của bản Tuyên ngôn đó.

Ngọc Duy

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X