Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, October 02, 2016 , 1 comment

(chiasekienthucnet)-Những ngày gần đây báo chí hơi quá đà trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình dẫn đến có những vấn đề mang tính "cảm quan"...


Nhìn chung và nhìn riêng vụ nhà báo Quang Thế (báo Tuổi trẻ) cho thấy báo chí đã quá đà trong việc bảo vệ "ý chí cá nhân" làm ảnh hưởng chung đến xã hội, nhà nước. Vì sao chúng tôi lại khẳng định như thế bởi lẽ đất nước chúng ta đang bị các thế lực thù địch bới móc những chuyện không hay. Đất nước, quốc gia, dân tộc nào cũng vậy thôi có nhà nước, quyền lực nhà nước là có tham nhũng, có tiêu cực,... chỉ khi không còn quyền lực nhà nước, nhà nước (chủ nghĩa cộng sản) lúc đó mới không còn hiện tượng này. Như vậy,  mỗi chúng ta đều hiểu giá trị trong một xã hội có giai cấp, có nhà nước nhưng lại cố tình đổ thêm "dầu vào lửa" để cho tình hình phức tạp thêm để làm gì ?

Có lẽ không phải bàn nhiều đến một xã hội có nhà nước tính tất yếu khách quan của việc còn tồn tại đến quyền lực, tham nhũng, quan liêu,... nhưng xét về công bằng mà nói, vụ nhà báo Quang Thế của báo Tuổi trẻ xảy ra trên cầu Nhật Tân khi yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ  quan có thẩm quyền đòi hỏi chúng tôi phải mất thêm thời gian để bày tỏ về cái đúng, cái sai ? Sự việc xảy ra cái sai, cái đúng các bên đều đã rõ nhưng vì sao báo chí (quyền lực thứ tư) lại cố gắng bao biện và không chịu nhìn nhận khách quan ? đó là vấn đề mỗi người chúng ta cần nên suy nghĩ ?.

Báo chí đưa tin từ "cái gạt tay của cảnh sát" đến "phẩm chất của người chiến sĩ công an"  liệu đã khách quan ? khi không có văn bản chứng từ nào khẳng định phía cơ quan công an, người sĩ quan công an thực hiện nhiệm vụ nói như vậy ! Vậy, lấy ở đâu ra các ngôn từ "cái gạt tay" để ám chỉ hành vi "hành hung" của cảnh sát đối với phóng viên, đó là câu hỏi với các nhà báo hiện nay ? Phải chăng vì quá bảo vệ cho chính mình mà quên đi cái "kiểm chứng" ? tính chất vụ việc ? hay bỏ qua "hoàn cảnh của vấn đề" ? .. có lẽ sẽ giành riêng cho các bài viết của các nhà báo khi cố tình bình luận về vụ việc theo ý chí chủ quan mà bỏ qua hoàn cảnh khách quan. 

Khi báo chí đưa tin, từ đại biểu quốc hội đến người dân đều theo những gì mà báo chí suy luận liệu có thỏa đáng khi đưa ra những kết luận của mình ? Về vụ việc của nhà báo Quang Thế báo Tuổi trẻ chúng tôi khẳng định rằng "hành vi ứng xử của cán bộ, sĩ quan công an huyện Gia Lâm là chưa phù hợp" nhưng hành vi vi phạm của phóng viên, nhà báo  với các quy định khá rõ ràng.  Nhưng tại sao một số người lại không đứng trên quan điểm "pháp luật" để hành xử lại theo xu hướng đám đông để có những phát ngôn không phù hợp ? cũng có lẽ vì "trả lời vội" hay không chịu "tin cán bộ, công chức, viên chức" của mình ? Chúng tôi khẳng định lại một lần nữa, trong xã hội có nhà nước dù bất kỳ quốc gia phát triển như Anh, Mỹ,... thì vẫn còn tiêu cực và tham nhũng trừ "Chủ nghĩa cộng sản". Theo đó, có những phát ngôn "gây sốc" của chính đại biểu quốc hội. Liệu đại biểu Quốc hội đã là chuẩn mực chưa ? khi chỉ biết phát ngôn, làm luật mà không biết đến thực tế của vấn đề ? Không có điều kiện để chúng tôi nói đến vấn đề làm luật nhưng qua phát ngôn của một số đại biểu cho rằng "công an gạt tay dính má phóng viên" mà không chịu tìm hiểu xem báo chí đưa tin như vậy có đúng không đó là điều chúng tôi đang bàn ?

Khi dư luận xã hội bị "quy chụp" theo một thiên hướng nhất định, liệu có ai tin những điều người khác nói. Chúng tôi đưa ra bằng chứng về biên bản trao đổi trong vụ việc của nhà báo Quang Thế để thấy rằng những gì mà báo chí, đại biểu phát ngôn đã chuẩn hay chưa ? liệu có khách quan ? và từ "cảnh sát gạt tay trúng má nhà báo" từ đâu ra ? bản chất vụ việc như thế nào ?.... để chúng ta cùng suy ngẫm nhé:

Toàn văn biên bản đối thoại xem có từ nào liên quan đến việc bao biện cảnh sát "gạt tay" thay cho hành vi "hành hung" chưa ? và hành vi vi phạm của nhà báo theo luật định như thế nào ?....









Như vậy, báo chí là kênh thông tin, một quyền lực thứ tư để làm lành mạnh hóa nhưng không vì thế mà làm cho kênh thông tin này trở nên "kém hiệu quả" khi chúng ta cũng dễ dàng bỏ qua cho những sai phạm của chính mình. Tất nhiên, về phía cơ quan nhà nước mỗi người cần phải hướng đến "phục vụ" công dân để mọi hoạt động ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hơn nữa.

VT (chiasekienthucnet.wordpress.com)

Tags:
  1. Ơ hơ! Hóa ra lâu nay họ bàn tán xôn xao đều tào lao vớ vẩn!

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X