Đăng bởi Unknown lúc Saturday, October 15, 2016 , 0 bình luận

(chiasekienthucnet)-Dự thảo Luật về Hội là một dự luật nằm trong chương trình làm luật và sẽ được Quốc hội kỳ họp thứ 2 Khóa XIV thông qua sau khi lấy ý kiến rộng rãi. Song, một vấn đề đáng bàn hiện nay là các cá nhân, hội, nhóm bất hợp pháp tỏ ra bất an với dự luật này.

>
Vì sao Trịnh Bá Phương tiếp nối nghề quản lý dân oan?




Theo kế hoạch, Dự thảo Luật về Hội sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 20/10 đến 22/11 và Luật được mong chờ nhất trong điều kiện hiện nay. Trước khi đưa Luật về Hội vào chương trình làm luật, các nhà núp dưới bóng các hội, nhóm xã hội dân sự luôn to mồm quát tháo "phải có luật về Hội" nhưng khi Dự thảo luật sắp được trình Quốc hội thông qua thì họ lại  tỏ ra "bất an" khi dự luật được thông qua.




Quan điểm nhăng, cuội của một luật sư cũng như một số cá nhân hiện đang cầm đầu các hội, nhóm xã hội dân sự bất hợp pháp của Việt Nam hiện nay vẫn mong muốn "Luật về Hội" nhưng không điều chỉnh về Hội hoặc trừ những hội, nhóm xã hội dân sự của họ ra. Phải chăng, họ muốn đứng ngoài luật ? Thật nực cười, trước khi họ nêu quan điểm họ phải xem họ là ai mà được quyền miễn trừ hay đặc cách đứng ngoài sự điều chỉnh của luật. Mặt khác, họ lo sợ cho sự tồn tại của những hội nhóm bất hợp pháp sẽ bị trừng trị bởi chính luật về Hội nên họ quay ra ngụy biện.

Về nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và việc xây dựng luật về Hội là nhằm đảm bảo cho các hội ở Việt Nam hoạt động hợp pháp và được bảo vệ, tôn trọng bằng pháp luật của Nhà nước tránh sự xâm hại hoặc lợi dụng hội để hoạt động phi pháp. Vừa qua, có hội chữ thập đỏ núp bóng hội để thực hiện hoạt động kinh doanh mê tín đa cấp gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và thiệt hại vật chất, tinh thần cho những hội viên tham gia. Do đó, việc xây dựng luật để không chỉ bảo đảm cho hoạt động của hội mà còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên.

Với các hội, nhóm xã hội dân sự tự thành lập bất hợp pháp ở Việt Nam hiện nay, quan điểm của dự luật không hạn chế nhưng phải tuân thủ các điều kiện về tổ chức khi đăng ký thành lập và hoạt động của hội. Song, do tính chất hoạt động của các hội, nhóm này là bất minh, thiếu trong sáng, trung thực, phi pháp gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đến lợi ích của tổ chức, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nên họ mới lo sợ khi luật ra đời và có hiệu lực áp dụng. Theo đó, có quan điểm lập luận rằng "rất bức xúc về việc hội phải có tư cách pháp nhân mới được hoạt động" hoặc quan điểm của một luật sư ngụy biện vô lối "luật về Hội biến công dân lương thiện thành phản động"... 

Sự ngụy biện này thật "trơ tráo" đánh cắp khái niệm, bản chất và tính chất của pháp luật nói chung và luật về Hội nói riêng. Đã là hội thì phải đăng ký thành lập và hoạt động, không thể có hội muốn thành lập thì thành lập và hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Mặt khác, đây là luật bảo vệ người lương thiện tránh bị lợi dụng, lừa đảo hoặc thậm chí bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và của công dân. Có nhà nước nào cho phép một tổ chức khủng bố quốc gia mình, dân tộc mình, nhân dân mình đăng ký thành lập hội không ? hoặc cho phép các hội tự thành lập để tiến hành các hoạt động tà đạo, ma giáo, đàn áp, bóc lột, lừa đảo, kinh doanh đa cấp... đối với hội viên của mình ? chắc chỉ có xã hội chủ nghĩa cộng sản (không có nhà nước, pháp luật) mới cho phép như vậy. 

Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay như Mỹ, Anh, Pháp, Úc,... khi ban hành luật về Hội đều bắt buộc các hội phải đăng ký thành lập và hoạt động. Mặt khác, pháp luật của họ cũng hạn chế tối đa những hội đăng ký và hoạt động có thể gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, cho xã hội và cho con người.

VT (chiasekienthucnet)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X