Đăng bởi Unknown lúc Wednesday, October 12, 2016 , 0 bình luận

(chiasekienthucnet)-Sau khi cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam nghi can Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chủ nhân của blogger Mẹ Nấm đã có nhiều người lớn tiếng vô lối can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.


Việc khởi tố vụ án hình sự về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định khởi tố bị can và quyết định bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh do cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa tiến hành vào sáng ngày 10/10 hoàn toàn đúng theo pháp luật Việt Nam (Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003). Việc khởi tố vụ án hình sự và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người có hành vi phạm tội (dấu hiệu phạm tội) là việc không thể "làm bừa" vì nó liên quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Theo đó, cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và áp dụng biện pháp ngăn chặn "bắt bị can" để tạm giam phục vụ cho việc điều tra hành vi phạm tội đúng theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.


Bà Bärbel Kofler, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức mạnh miệng lên tiếng vô lối can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam


Tuy nhiên, một vài người tự mạo nhận là đại sứ nhân quyền của quốc gia này, quốc gia khác đưa ra yêu sách đòi Việt Nam phải thả người, trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và viện dẫn lý do Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không phạm tội.

Trước hết, chúng tôi phải khẳng định lại rằng việc nghi can Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phạm tội hay không phạm tội hiện vẫn còn đang trong giai đoạn điều tra chưa thể kết luận là có phạm tôi hay không. Việc bị can Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có phạm tội theo tội danh bị khởi tố theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi năm 2009 hay không còn phải do Tòa án có thẩm quyền xác định bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án. 

Đồng thời, chúng tôi lên tiếng cảnh báo rằng bất kỳ hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam đều vi phạm pháp luật quốc tế và vi phạm nghiêm trọng vào độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Không một cá nhân, tổ chức quốc tế, quốc gia nào có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là một nguyên tắc quan trọng được xác lập trong Nghị quyết về nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ" được thông qua năm 1965 với việc "tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia" và nguyên tắc này còn được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyến bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước Henxinki năm 1975, Hiệp ước Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Pari năm 1973 về lập lại hòa bình tại Việt nam...

Việc Nhà nước Việt Nam tiến hành xử lý hành vi vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm nói riêng xảy ra trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền thuộc chủ quyền của quốc gia Việt Nam. Mặt khác, việc xử lý tội phạm của Việt Nam chỉ dựa trên các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các công ước mà Việt Nam tham gia ký kết và thừa nhận mà không bị chi phối bởi bất kỳ sự tác động nào chủ thể nào trong quan hệ quốc tế. 

Do đó, một lần nữa chúng tôi cảnh báo rằng bất kỳ cá nhân, tổ chức, quốc gia nào không tôn trọng pháp luật Việt Nam, tôn trọng công ước quốc tế mà can thiệp vô lối vào hoạt động thuộc chủ quyền của Việt Nam đều là hoạt động vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác" và hành động này đi ngược lại với tiến trình chung của xu thế hợp tác hội nhập quốc tế hiện nay. 

VT (chiasekienthucnet)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X