(Tindautruongdanchu)-Ts toán Lê Bá Trình là giáo sư giảng dạy đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh đã có lần nói: “Dù 30 năm, thậm chí 50 năm sau. Các em hãy nhớ, nếu đất nước còn phải đi xin viện trợ, thì đó là một nỗi nhục. Lúc đó, nếu tôi còn sống, thì kể cả tôi và các em, đều phải chịu trách nhiệm về những gì mình nói nhiều mà mình không làm được. Đừng đổ trách nhiệm cho thế hệ sau, rồi đưa mọi thứ vào một vòng luẩn quẩn." Bạn nghĩ thế nào về lời nói này của giáo sư Trình?
Hung Phan và Việt Tân
mượn lời Tiến sỹ Lê Bá Khánh Trình làm sai lệch nhận thức tư tưởng thế hệ trẻ
Việt Nam, gài bẫy nhằm che đậy mục đích xấu xa của chúng làm sai lệch nhận thức,
phủ nhận thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ
an ninh chính trị, củng cố phát triển tiềm lực kinh tế nâng tầm vị thế đất nước,
khẳng định đường lối đúng đắn của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tiến sỹ Lê Bá Khánh
Trình sinh năm 1963 trong một gia đình
có 6 anh chị em, có bố là giáo viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Năm 1979 ông tham gia Olympic Toán Quốc tế ở Luân Đôn ,
là học sinh lớp chuyên toán trường Quốc học Huế. Kết quả Ông đạt giải nhất với
số điểm 42/40, đồng thời
đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này,là học sinh Việt Nam
duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế tính đến nay. ". Hiện TS Trình đang giảng dạy tại khoa
Toán trường ĐHKH Tự nhiên – ĐHQG tp Hồ Chí Minh.
Vậy nỗi nhục là gì? Nỗi nhục là trạng thái "quá hổ
thẹn đến mức khó chịu đựng nổi vì cảm nhận được sự xúc phạm, khinh bỉ tới nhân
phẩm của mình", cho nên "nỗi nhục" có cường độ cao hơn "sự
xấu hổ" dẫn tới hành vi quyết tâm rất cao để "rửa nhục". Mức
độ hổ thẹn đến mức khó chịu đựng nổi phải chăng là nỗi nhục mất nước, khi dân tộc
bị chà đạp, tước đoạt quyền được sống, xúc phạm đến danh dự, mất quyền tự do và
mưu cầu hạnh phúc, không được làm người công dân của đất nước có độc lập và chủ
quyền. Dưới
gót giày của thực dân, phát xít và chế độ nửa thực dân nửa phong kiến, dân ta
trong kiếp nô lệ 1 cổ hai tròng, bị đầu độc bằng rượu cồn thuốc phiện, bằng
chính sách ngu dân. Người Pháp đã khai hóa văn minh cho bọn phản động, tay sai văn
minh để chúng nhận thức rằng theo giặc không phải là nỗi nhục. Chúng gây bao tội
ác, vơ vét bóc lột, giết hại dân ta, chúng đâu có hiểu được nỗi nhục của Người
Việt Nam. Nhằm phục vụ cho chiến tranh và chính quốc đã gây ra nạn đói khủng
khiếp năm 1945. Khi toàn dân đã nộ khí xung thiên, quyết tâm vùng lên "rửa
nhục mất nước" giành lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc. Đánh đuổi thực
dân, phát xít giành lại độc lâp thì bọn phản động lại phá hoại hòa bình, lê máy
chém khắp niềm Nam tìm giết những người yêu nước, chúng có nhân phẩm con người
bị xúc phạm, kinh bỉ, chắc chắn là không, tội ác của chúng nhân dân ta ngàn đời
ghi nhớ khắc cốt ghi tâm.
Trở lại luận điểm của TS Trình ngược dòng thời gian (50-30) năm
trước đất nước còn chìm trong đau thương chia cắt chiến tranh, vừa trải qua
chiến tranh hậu quả nặng nề lại bị bao vây cấm vận cô lập về ngoại giao. Viện
trợ của các nước xã hội chủ nghĩa là sự giúp đỡ quý báu của nhân yêu chuộng hòa
bình, tiến bộ trên thế giới giành cho Việt Nam lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, sự hy sinh xương máu của nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó
khăn đau khổ, hy sinh và mất mát. Bọn tay sai phản động với tiền và vũ khí Mỹ,
chúng ra sức đốt phá tìm diệt, có nỗi xấu hổ nhục nhã nào trong hành động bán
nước và xâm lược, khi nước mất nhà tan, giá trị văn hóa dân tộc bị hủy hoại, có
nỗi xấu hổ, nhục nhã nào trong hành động của chúng không? Trong gian khó mới
thấy được phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đã đoàn kết, quyết chí một lòng
không bao giờ chịu khuất phục.
Ngày nay ta thấy một Việt Nam tươi sáng sau chiến tranh, đang
quyết tâm "rửa nỗi nhục đói nghèo" và "rửa nỗi nhục thua chị kém
em" trong công cuộc đổi mới, cạnh tranh khốc liệt khi hội nhập kinh tế thế
giới, giai đoạn 2011-2020, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những
thành tựu rất quan trọng. Đất nước tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện
trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đưa nước ta vững bước đi
lên. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: “Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Thế và
lực của đất nước bước sang trang mới một quốc gia có chế độ chính trị độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và tự
quyết định con đường phát triển của mình. Nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì
trệ, khủng hoảng, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu
nhập trung bình giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 6,8%/năm. Dự trữ
ngoại hối tăng từ 12,4 tỉ USD năm 2010 lên trên 80 tỉ USD vào năm 2020.
Từ các quyết sách sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, kết quả xóa đói giảm nghèo
Năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
(MDGs) về xóa nghèo,” về đích trước gần 10 năm so với thời hạn (thời hạn là năm
2015) Với những nỗ lực, cố gắng vượt bậc đến năm 2020, Việt Nam đã đứng thứ 49
về phát triển bền vững trên thế giới trong khi thu nhập bình quân đầu người còn
ở hạng ngoài 100, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045 sẽ trở thành nước có phát
triển có thu nhập cao. Công tác
đối ngoại và hội nhập quốc tế đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được
nâng lên, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an liên hợp
quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu 192/193 là số phiếu rất cao, chúng ta có
quyền tự hào sao có thể là nỗi nhục.
Chuyển nền kinh tế từ thế bị bao
vây, cấm vận, khép kín sang nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, chúng ta đã giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an
ninh cho sự phát triển đất nước.
Mối quan hệ đa phương bình đẳng ràng buộc lẫn nhau, người Việt Nam
thường nói là có đi có lại, khẳng định mối liên hệ của xu thế toàn cầu hóa các
nền kinh tế hội nhập và mở của đều gắn bó mắt xích với nhau tác động lẫn nhau. Sự
hợp tác đầu tư ở lĩnh vực hay cấp độ nào đều có sự công bằng lợi ích của các
bên, từ kinh tế xã hội, khoa học giáo dục, y tế, đối ngoại và an ninh quốc
phòng, đan cài về lợi ích phụ thuộc lẫn nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác, chúng
ta thấy việc mượn lời giấu tiếng của Hung Phan, Việt Tân là hoàn toàn vô nghĩa.
Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam thỏa mãn với những thành
quả đã đạt được, toàn Đảng, toàn dân với sự đồng tâm nhất trí và hành động
quyết liệt, hiệu quả, không phải trạng thái thụ động, trông chờ, cam chịu mà vươn
lên nắm bắt cơ hội và thách thức để khẳng định vị thế con người Việt Nam. Nhưng
chắc chắn không thể mang nỗi nhục mất nước, nỗi nhục quốc thể, không thể đánh
mất lương tâm phẩm giá, danh dự làm tay sai cho giặc, chạy theo đồng tiền giơ bẩn,
không còn biết xấu hổ, chẳng biết Hung Phan núp bóng Việt Tân có hiểu thế nào
xấu hổ, có biết thế nào là nỗi nhục của kẻ nô lệ, sự nhục nhã của kẻ phản bội,
lưu vong làm tay sai cho các thế lực phản động. Chính bản thân chúng đang nhận những
đồng tiền bẩn từ tài trợ mà quay lưng với đồng bào, mượn lời giấu chữ của TS
Trình khi trao đổi và nói chuyện với học sinh để khuyên răn người khác, lại
chưa hiểu, chưa thấm nổi nỗi nhục của chính mình. Các thế hệ người Việt Nam,
đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay sẽ luôn cảnh giác trước các luận điệu tinh vi,
đánh lạc hướng làm sai lệnh nhận thức góp phần xây dựng Việt Nam đã trở thành
một trong những hình mẫu trên thế giới về thành tựu xóa đói, giảm nghèo, là câu
chuyện thành công, truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu.
Ngọc Ngân

This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteBọn phản động việt tân
ReplyDeleteQuá hay
ReplyDeleteMấy thằng việt tân toàn xuyên tạc
ReplyDeleteCần phải loại bỏ những phần tử như Hung Phan ra khỏi xã hội
ReplyDeleteViệt Tân luôn lợi dụng bẻ lái, xảo trá nhưng lại tự làm xấu, bôi nhọ lên chính mặt mình
ReplyDeleteHung Phan ơi muốn không ai biết thì đừng làm, có nỗi nhục nào bằng nỗi nhục của kẻ trốn chạy
ReplyDeleteTiến sĩ mà nhận thức lệch lạc
ReplyDeletevượt bao khó khăn, đất nước mới có đc như ngày hôm nay đừng ảo tưởng theo tư bản là tốt, không có gi quý hơn độc lập tự do ... xa hôi tư bản đầy rẫy bất cập
ReplyDeleteơi đất nước tôi .. vững vàng sóng gió.. ta tự hào đi lên ơi Việt Nam
ReplyDeletehiểu nỗi nhục đe không quên khi mất nước, nhớ nỗi nhục để thêm căm thù bon phan động bán nước
ReplyDeletenhớ lúc khó khăn để ko quên bạn bè, khi khá giả vươn ra biển lớn ..! mất nước là nhục, theo giạc la tôi ác với dân tôc
Việt Tân luôn lơi dụng gây chia rẽ khối đoàn kết
ReplyDeletehiểu nỗi nhục để không bị những kẻ không biết nhục không biết xấu hổ, lọc lừa gian trá..
ReplyDelete