(Tindautruongdanchu) - Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Thế nhưng một số đối tượng phản động đã không hiểu hay cố tình không hiểu vẫn ra sức xuyên tác, vu khống vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trong đó có Việt Tân. Cần khẳng định một lần nữa: Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực không ngừng nghỉ thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, đảm bảo tốt nhất quyền con người.
Ngay
sau khi Việt Nam là thành viên của LHQ (năm 1977), vào những năm 80 của thế kỷ
trước, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền
con người của LHQ. So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam
không thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con
người. Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, chúng
ta đều cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà
nước. Điều này là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đó là, “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát
triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về
quyền con người mà nước ta ký kết” . Cùng với việc tích cực tham gia
các điều ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng
hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó tích cực nội luật hóa các nguyên tắc,
tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc
gia với pháp luật quốc tế.
Hiến
pháp năm 2013 là đỉnh cao của hoạt động lập hiến về quyền con người, khi dành
trọn vẹn 36 điều trong tổng số 120 điều để quy định quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân; cùng với các luật, bộ luật được ban hành đã tạo khuôn
khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Điều này
không chỉ xác lập cơ sở pháp lý về các quyền của chủ thể hưởng quyền (cá nhân,
công dân, các nhóm yếu thế trong xã hội), mà còn đặt nghĩa vụ, trách nhiệm cho
các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và các tổ chức phi nhà nước
phải nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm quyền con người đã được Hiến pháp quy định là Nhà nước có trách
nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân
(Điều 3 và khoản 1, Điều 14, Hiến pháp năm 2013).
Là công dân nước CHXHCN Việt Nam được sống trong môi trường hòa bình, ổn định, quyền con người, quyền công dân được đảm bảo thể hiện qua hệ thống chính sách, pháp luật chúng ta cần hết sức tỉnh táo, nhận diện đúng sai đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền hòng chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
TRANG. NGUYỄN
