Theo
KCTĐ - Trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng
một nước Việt Nam ngày càng giàu ạnh, văn minh và anh hùng" đã khái
quát vai trò lãnh đạo của Đảng, tập trung nêu bật một số thành tựu mà Việt Nam đạt
được từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng 94 năm qua.
Bài
viết này đề cập đến mốc son chói lọi đầu tiên của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8/1945 "long
trời lở đất", khai sinh ra Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông Nam châu Á.
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam: 1. Đã
chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, xác lập một đường lối cứu nước
đúng đắn, sáng tạo. 2. Từ chỗ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo, đã xác định
được giai cấp đủ sức lãnh đạo cách mạng. Từ chỗ chưa có phương hướng thống
nhất, cách mạng Việt Nam đã có sự xác định rõ ràng về phương hướng: Gắn liền
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; Gắn cách mạng cách mạng Việt Nam với cách
mạng thế giới. 3. Đưa phong trào yêu nước sang giai đoạn phát triển mới.
Với Cương lĩnh cứu nước đúng đắn ngay
từ đầu, hợp lòng dân, Đảng ta đã quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân
tộc, làm nên tiếng trống Xô viết trong phong trào cách mạng 1930-1931, được coi
là tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Thánh 8/1945.
Sau cao trào cách mạng 1930 -1931, đế
quốc Pháp tiến hành chiến dịch khủng bố dữ dội nhằm đàn áp phong trào cách mạng
và do những chính sách đó mà lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Chỉ trong
quý I/1931, toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều bị bắt và bị cầm tù. Từ
tháng 4-1931, Tổng Bí thư Trần Phú bị bắt; đến tháng 6-1931, nhà cầm quyền Anh
bắt giam trái phép Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông. Giai đoạn 1930-1931 hơn 15.000
chiến sĩ cách mạng bị tù đày. Trong thời gian 6 tháng cuối năm 1931 và cả năm
1932, trong các nhà tù ở Đông Dương với khoảng 16.000 tù chính trị. Trong 3 năm
1931-1933, 164 bản án tử hình, trong đó 88 bản án đã được thi hành, những người
bị kết án chủ yếu là các chiến sĩ yêu nước và cách mạng[1].
Cùng với đó, là các Xứ ủy, Tỉnh ủy đều bị đế quốc tiến công và tan rã. Tổ chức
cơ sở đảng cũng bị tổn thất ở nhiều nơi. Có thể nói, đây là thời gian đầy khó
khăn, nguy hiểm lớn đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, với chủ nghĩa yêu
nước và cách mạng, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn do khủng bố tràn lan, các
chiến sĩ cách mạng đã len lỏi hoạt động, gây nhân, bắt mối, chắp nối lại cơ sở
quần chúng và cơ sở của Đảng. Đến tháng 3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất
của Đảng được triệu tập tại Ma Cao, đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của
Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam sau một thời gian dài phải đấu tranh
chống khủng bố trắng để khôi phục lực lượng và hệ thống tổ chức cách mạng. Đó
chính là điều kiện đưa cách mạng tiến lên.
Sau
khi khôi phục lực lượng, Đảng từng bước khắc phục hạn chế trong đường lối cách
mạng của Đảng trong giai đoạn 1931-1935, tăng cường lực lượng cách mạng và mở
rộng trận địa cách mạng. Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Đảng lãnh đạo quần
chúng và các đoàn thể vào những tổ chức khác nhau với nhiều hoạt động đa dạng,
xây dựng một đội quân chính trị hùng hậu. Đội ngũ cán bộ, Đảng viên có sự phát
triển nhanh chóng về số lượng, được rèn luyện và trưởng thành. Trong giai đoạn
1939-1945, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang, chuẩn bị lực
lượng khởi nghĩa, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chớp thời cơ phát động
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, xóa bỏ chế độ thực dân phong
kiến, lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, lập nên nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945 (năm 2025 chúng ta sẽ kỷ niệm tròn 80 năm).
Với
thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam bước từ địa
vị nô lệ lên vị thế làm chủ đất nước, có quyền quyết định vận mệnh của mình;
Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành
đảng cầm quyền và ra hoạt động công khai. Việt Nam từ một nước thuộc địa mất
độc lập tự do trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền. Cách mạng tháng Tám
đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự
do hướng tới chủ nghĩa xã hội, kỷ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất
nước.
Vậy
mà, các thế lực thù địch luôn ra sức tìm "trăm phương ngàn kế",
hòng xuyên tạc sự thật lịch sử, cho rằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 là do "ăn may".
Thành quả của Cách mạng Tháng Tám 1945 được Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trong làm rõ trong tác phẩm của mình, không chỉ phản bác trực diện các quan điểm
của bọn phản động, mà còn chứng minh: Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không phải
là sự “ăn may” của lịch sử. Đây là kết quả của sự lãnh đạo tài tình, chủ động
chớp thời cơ khi điều kiện cách mạng đã chín muồi, đồng thời phát huy tinh thần
đoàn kết của toàn dân tộc. Do đó, thành quả Cách mạng tháng Tám 1945 là hiện thực,
có giá trị vĩnh hằng, không thể phủ nhận. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, nằm trong quỹ đạo của
cách mạng vô sản.
PHẠM
NHUNG
[1] Trần Trọng Thơ, Xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương, xứ ủy
của Đảng thời kỳ 1930-1945, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội. 2014, tr.
29.
