Theo KQSC -Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhân dân là mọi người dân Việt Nam, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu - nghèo, quý - tiện, trong đó công - nông chiếm tuyệt đại đa số - đó là nền tảng của quốc dân. Người thường gọi Nhân dân bằng nhiều cách gọi khác nhau, như “dân”, “dân ta” hay “đồng bào”, thể hiện sự gần gũi và dễ hiểu. Trong nhiều bài viết, bài phát biểu, Người luôn khẳng định vai trò, sức mạnh to lớn của Nhân dân và căn dặn “Ta đừng có làm gì trái ý dân”, bởi “Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”.
Mối
quan hệ giữa Nhân dân với Đảng là mối quan hệ máu thịt, là nguồn sức mạnh to lớn,
làm nên những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm
quan trọng đặc biệt của mối quan hệ này, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm chăm
lo, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân và Đảng, xác định
“dân là gốc”, lấy hạnh phúc của nhân dân, lấy độc lập tự do của nước nhà làm mục
đích hoạt động.
Tuy
nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước tăng cường hội nhập quốc tế trên
tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu, hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và
trên thế giới thì các thế lực thù địch lại tìm đủ mọi cách để phá hoại, chia rẽ
khôi đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Nhân dân với
Đảng bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Bởi vậy việc nhận diện đúng các âm
mưu, thủ đoạn đó trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Căn cứ
vào nội dung, phương thức tiến hành chống phá, chia rẽ mối quan hệ giữa Nhân
dân với Đảng của các thế lực thù địch, phản động hiện nay, chúng ta có thể chia
thành 3 nhóm cơ bản sau:
1. Nhóm những kẻ đang đại diện cho tư
tưởng tư sản, cho chủ nghĩa thực dân, đế quốc
Chúng
là những kẻ từng thất bại thảm hại trong chiến tranh với Việt Nam, song không từ
bỏ âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
Chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân là tách người lãnh đạo với lực lượng cách mạng, là phương thức nhằm vô hiệu hóa vai trò của Đảng, làm tê liệt sức mạnh quần chúng. Âm mưu, thủ đoạn của chúng được thể hiện trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Chúng tập trung khoét sâu mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước, cá nhân những người đứng đầu đảng, chính phủ với nhân dân trong các nước có tư tưởng chống Mỹ. Và chúng đã thành công ở nhiều nơi, gây sụp đổ hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô, Đông Âu và bất ổn chính trị triền miên ở rất nhiều quốc gia đang phát triển...Nhưng chúng đã và đang thất bại ở Việt Nam. Vì lẽ đó, chúng đang tiếp tục tập trung sử dụng mọi thủ đoạn để có thể phá vỡ mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Nhóm những kẻ lựa chọn con đường đi
ngược lại với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng
sản lãnh đạo.
Trong
chiến tranh thì chúng cầm súng chống lại đồng bào, trong hòa bình thì làm công
cụ đắc lực cho “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ... Một bộ phận từng làm việc
trong bộ máy chính quyền ngụy Sài Gòn, được người Mỹ nuôi dưỡng để phục vụ chiến
tranh Việt Nam, sau ngày 30/4/1975 thì bỏ Tổ quốc ra đi. Trong đó, một số vì nuối
tiếc lợi ích ngày xưa nên luôn tuyên truyền cái gọi là “phục quốc”. Tuy nhiên,
một bộ phận không nhỏ những người có nhận thức hạn chế, có lối sống vị kỷ hay
thế hệ trẻ sống bên hải ngoại, chưa từng về nước, chỉ nghe thông tin tuyên truyền
một chiều nên đã bị chiêu bài “phục quốc” lừa gạt để rồi tham gia vào các tổ chức
phản động, hoặc ủng hộ tiền của cho chúng.
Với chiêu
bài “phục quốc”, chúng được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn lực tài chính để lập
ra các tổ chức chính trị phản động. Chúng hoạt động ở nước ngoài, với danh
nghĩa là các tổ chức dân sự, lồng mục tiêu chính trị vào các tổ chức văn hóa,
giáo dục, kinh tế phi chính phủ. Chúng thường bí mật tổ chức đưa người về Việt
Nam, thực hiện các hoạt động xây dựng lực lượng, lôi kéo, kích động quần chúng
gây bất ổn xã hội, rồi tung tin Đảng, chính quyền nước ta đàn áp những người
dân đang “nói lên tiếng nói đòi quyền lợi của mình”...
3. Nhóm những kẻ trong chiến tranh thì
hèn nhát, trong hòa bình thì lười biếng, có điều kiện thì bán mình đổi lấy tiền
tài, có cơ hội thì chui sâu, leo cao vào bộ máy Đảng, Nhà nước để trục lợi
Khi
cơ chế thị trường ở Việt Nam được xác lập, chúng không nỗ lực lao động mà lợi dụng
“mặt trái”, “sân sau”, sẵn sàng “đi đêm” để mưu toan lợi ích. Chúng còn là “một
bộ phận không nhỏ” cán bộ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước; là cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp, là nhà khoa học, chuyên gia có uy tín... Song vì nhiều lý
do, chủ yếu là bị chủ nghĩa cá nhân chi phối dẫn đến tha hóa, biến chất, rồi sa
ngã, bị mua chuộc, khống chế, lôi kéo... chống Đảng, Nhà nước, biểu hiện ra bên
ngoài là thái độ bất mãn với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đòi “lật
lại”, “xét lại” lịch sử dân tộc từ khi có Đảng...
Như vậy,
việc nhận diện đúng về các nhóm đối tượng chống phá, chia rẽ mỗi quan hệ giữa
Nhân dân với Đảng cùng các thủ đoạn chống phá của chúng là trách nhiệm của toàn
Đảng, của cả hệ thống chính trị, ở mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên và
mỗi một người dân. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự
nghiên cứu, học tập, trau rèn nhận thức, bản lĩnh chính trị, trước những tư tưởng
sai trái, lệch lạc, không để mình bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh
đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phát huy vai trò “hạt nhân” tại cơ sở để
đưa những thông tin chính thống, tích cực, trở thành tấm gương sáng góp phần tạo
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, để từ đó khiến các thế lực thù địch không
còn “đất” để xuyên tạc, chống phá./.
CÔNG TUẤN
