KCTĐ - Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội nhất là quyền bình đẳng trong lĩnh vực pháp lý, tư pháp, tố tụng. Tiêu chí của một đất nước văn minh hiện nay là luật pháp phải được thượng tôn bất kể vị thế giữa người vi phạm và bị xâm phạm.
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. Nhà nước phải có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách bình đẳng, công dân cần thực hiện tốt các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật xác định là điều kiện để sử dụng quyền của mình.
Quyền bình đẳng trước pháp luật được quy định tại điều 16 Hiến
pháp năm 2013 Cụ thể như sau:
Mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật.
Không ai bị phân biệt đối
xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Như vậy, mọi công dân nào vi phạm pháp luật
đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
H.
TRANG
