KCT - Trước đó, do ảnh hưởng của
cơn bão số 3, cầu Phong Châu tại Km18+300 Quốc lộ 32C (kết nối hai huyện Tam
Nông và Lâm Thao) đã bị sập lúc 10 giờ ngày 09/9. Để tạo thuận lợi cho người
dân và các phương tiện di chuyển từ huyện Lâm Thao sang huyện Tam Nông (và ngược
lại) trong thời gian xây dựng cầu Phong Châu mới, vào sáng ngày 29/9, Lữ đoàn
249, Binh chủng Công binh đã tiến hành bắc cầu phao PMP 60 tấn, cách cầu Phong
Châu bị sập khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng. Đúng 06 giờ ngày 30/9 đã
chính thức thông xe cầu phao Phong châu. Cầu được hoàn thành, đi vào vận hành
trong sự mong đợi, vui mừng của người dân Phú Thọ và các tỉnh, thành phố khác.
Tuy
nhiên, do nước sông Hồng lên cao, nhiều cây cối, vật cản trôi mắc vào cầu phao
đã gây áp lực quá mức cho cầu, khoảng 18 giờ ngày 01/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng
Công binh đã buộc phải tháo dỡ cầu phao Phong Châu để đảm bảo an toàn cho người
và trang thiết bị. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân khi lưu thông qua
khu vực cầu Phong Châu, từ 14 giờ ngày 04/10, lực lượng công binh đã vận hành
thử nghiệm 2 phà cơ động của quân đội để đưa người dân và các phương tiện qua
sông, đảm bảo việc di chuyển, đi lại của người dân không bị ảnh hưởng.
Vậy nhưng, một số trang mạng xã
hội của các thế lực phản động, trong đó có Việt Tân lại đăng một số bài viết nhằm
xuyên tạc về việc tháo dỡ cầu phao sau một ngày vận hành nhằm phủ nhận công sức,
tâm huyết của các cơ quan chức năng và người dân, trong đó có lực lượng Quân đội
về việc lắp đặt cầu phao. Chúng cho rằng cơ quan chức năng lấy lý do là “nước
chảy xiết, Binh chủng Công binh đã bắt đầu đưa người dân hai bên khu vực cầu
Phong Châu qua sông bằng phà quân sự, thay thế cho cầu phao. Vậy là kết thúc
hành trình hơn 3 tuần chờ đợi mòn mỏi của người dân Phú Thọ bằng lý do cầu phao
sợ nước, thay thế bằng phà. Thà rằng từ ban đầu, quân đội bỏ cái sĩ diện xuống
mà dùng phà vận chuyển người dân 2 bên bờ khu vực cầu Phong châu thì có phải đỡ
hơn không? Đằng này cứ muốn tỏ ra mình chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng biến với mọi
tình huống khó, phản ứng nhanh... rồi hì hục làm cái cầu phao tận 3 tuần liền,
tốn bao nhiêu công sức tiền của, cuối cùng cũng phải dẹp đi khi chưa ngạo nghễ
được nổi 1 ngày. Lúc dân cần thì cái nào tốt nhất, tối ưu nhất thì cần ưu tiên
mà làm, dân sẽ cảm kích và biết ơn hơn là vẽ hươu vẽ vượn. Đã bất tài vô dụng
mà cố tỏ ra chuyên nghiệp thì sao mà giấu nổi. Thôi, rút kinh nghiệm, lần sau
chừa đừng "phông bạt" với dân nữa nhé!”.
Đó là những lời lẽ xuyên tạc, bịa
đặt của các thế lực phản động, vì trên thực tế thì việc lắp đặt cầu phao chỉ
trong thời gian một ngày là đi vào vận hành ngay. Còn trước đó, từ khi xảy ra sự
cố sập cầu Phong Châu (09/9), do nước sông Hông còn ở mức cao, nước chảy xiết,
để đảm bảo an toàn nên chưa tiến hành lắp đặt cầu phao ngay. Chúng ta có thể có
những người chưa nắm được, nhưng lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng
công binh, họ là những người chuyên trách nên nắm rất chắc về tính năng của cầu
phao, họ biết những yếu tố ảnh hưởng đến vận hành và sự an toàn khi sử dụng để
quyết định thời điểm lắp đặt cầu phao. Không giống như Việt Tân, chỉ chăm chú
đi xuyên tạc, bóp méo sự thật.
Sau gần
1 tuần tháo rời cầu phao Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), Lữ đoàn 249, Binh chủng
Công binh đã nối lại cầu phao phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân giữa 2 bờ
sông Hồng.
Theo
báo
VietNamNet, từ 12h trưa ngày 06/10/2024,
lực lượng công binh đã bắt đầu việc lắp lại cầu phao. Ngay sau khi phà quân
đội dừng hoạt động, lực lượng công binh đã tổ chức gia cố đường dẫn xuống cầu
phao tại xã Hương Nộn (huyện Tam Nông) và xã Phùng Nguyên (huyện Lâm Thao)
để đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi qua cầu. Sau khi hoàn thành
việc gia cố, các đốt phao được di chuyển vào vị trí để tiến hành ghép nối. Đến
khoảng gần 16h cùng ngày việc ghép nối, lắp đặt cầu phao đã hoàn tất.
Theo
Công an tỉnh Phú Thọ, cầu
phao Phong Châu thông xe trở lại từ 17giờ30 chiều đến 22 giờ và các ngày tiếp
theo sẽ hoạt động từ 06 giờ đến 22 giờ. Các phương tiện được phép lưu thông qua
cầu gồm có ô tô con, xe bán tải đi 1 chiều; xe máy, xe thô sơ, người đi bộ tham
gia giao thông 2 chiều.
Đây
không phải lần đầu các thế lực phản động làm như vậy mà đây là bản chất của
chúng. Chúng thường tìm những hình ảnh, sự việc như hậu quả cơn bão số 3, việc
lắp đặt, tháo dỡ cầu phao Phong Châu, hay hoạt động của “người nhái”, việc cứu
trợ người dân bị ảnh hưởng của bão, lũ,…Chúng không nhắc đến những con số, những
hình ảnh đẹp biết nói như hoạt động của Quân đội, Công an, lực lượng chức năng
tham gia cùng nhân dân phòng, chống, khắc phục bão, lũ, hay hình ảnh tinh thần
tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, những tấm lòng hảo tâm, các mạnh thường
quân ủng hộ vật chất, tiền mặt, thậm chí xây nhà tạm cho bà con.
Vì vậy,
mỗi người chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ mọi thông tin, trên các phương tiện
thông tin đại chúng, nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực đấu tranh làm rõ âm
mưu, thủ đoạn hành vi xấu độc của các thế lực thù địch, phản động. Nhắc nhở những
người đang có nhưng suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc về các hoạt động của Đảng, Nhà
nước và nhân dân hãy nhìn lại quá trình dựng và giữ nước, thành quả đạt được
trên mọi lĩnh vực của đất nước.
Còn
những kẻ như “Việt Tân” và đồng bọn –Bọn chúng luôn cho mình là người Việt Nam,
đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cái “cớ”. Trên thực tế, đất
nước Việt Nam gặp khó khăn thì chúng lại “vô tâm, vô tình, vô cảm”, chỉ biết lợi
dụng nỗi đau của người khác mà chuộc lợi – hành vi không thể chấp nhận được. Do
đó, mỗi người dân yêu nước ở trong nước cũng như ở nước ngoài phải hết sức cảnh
giác trước những thủ đoạn đê tiện của những kẻ phá hoại – những kẻ khủng bố
này.
NGUYỄN
ĐĂNG
