Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, November 09, 2018 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Sự ra đời của internet, tiếp đó là mạng xã hội đã mở ra một thời đại mới cho nhân loại.Nhờ internet, mà con người nhận được thông tin không bị hạn chế bởi vị thế xã hội, tức thì… ở mọi nơi trên thế giới. Dựa trên internet, ngày nay với máy vi tính, điện thoại thông minh con người có thể tra cứu và trao đổi thông tin ở bất cứ đâu về mọi chủ đề.

Y án sơ thẩm 15 bị cáo gây rối ở Đồng Nai



Thế nhưng trong hệ sinh thái số, thế giới ảo lại đặt ra nhiều thách thức đối với nhân loại, nhất là việc đánh giá tính chân thực của thông tin trong đó có vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền riêng tư của cá nhân... Khác với thế giới thực, những thông tin mà người ta có được trên thế giới ảo khó kiểm chứng. Điều này, dẫn đến kẻ xấu có thể lợi dụng internet, mạng xã hội vì những mục tiêu không tốt, như: Đưa thông tin giật gân, câu view, câu like; đưa thông tin về đời tư do hẹp hòi, ích kỷ, định kiến cá nhân... Thông tin sai sự thật không những ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tổ chức và còn tác động đến toàn xã hội...
Quân nhân Nguyễn Hữu Hiếu chỉ vì thiếu bản lĩnh khi tiếp xúc các luận điệu xuyên tạc, sai trái dẫn đến hành vi lệch chuẩn và sa ngã

Ở Việt Nam, trên lĩnh vực chính trị, những phần tử cơ hội đã lợi dụng internet, mạng xã hội để nhằm vào việc chống phá, hòng lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa như: Xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam; bôi nhọ chính quyền các cấp… kêu gọi người dân biểu tình, gây rối…
Gần đây, trong dịp Quốc hội khóa XIV tổ chức kỳ họp thứ sáuvới nhiều nội dung quan trọng như: Bầu Chủ tịch nước, Phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Xem xét thông qua, cho ý kiến về nhiều dự án Luật quan trọng, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án Luật như: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Bảo vệ bí mật nhà nước;  xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm cán bộ và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.Lợi dụng sự kiện quan trọng đó các thế lực thiếu thiện cảm với Việt Nam, những cá nhân có tư tưởng đối lập với chế độ, các lực lượng phản động ở nước ngoài cũng như các phần tử cơ hội trong nước đã lợi dụng internet, mạng xã hội để đưa thông tin can thiệp, chống phá chế độ xã hội, Nhà nước Việt Nam. Trên các trang mạng xã hội, liên tục đăng tải các nội dung có liên quan tới  kỳ họp thứ sáu, nhưng đa phần các thông tin đó đã được: “Cố ý làm thông tin sai lệch, không đầy đủ, làm giả thông tin… có những bài viết, hình ảnh mang tính xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây dư luận xấu đến danh dự của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Với những dòng típ giật gân, hình ảnh được cắt ghép, chỉnh sửa kèm theo những nội dung không đầu không cuối,… chúng đã tạo ra sự tò mò, hiếu kỳ của rất nhiều cư dân mạng mục đích của chúng là lợi dụng sự thiếu hiểu biết, hiểu biết không rõ ràng để khiến họ nghĩ rằng các nội dung sai lệch, bịa đặt đó là thật. Sau đó chúng cho các phần tử phản động bình luận, hô hào, kêu gọi chia sẻ thông tin mục đích là định tạo ra làn sóng dư luận trái chiều, phản đối, chê bai, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của một quyết sách, cá nhân, tổ chức nhất định. Trong làn sóng cư dân mạng ấy có rất nhiều người vì quá vội tin, có những người vì thiếu hiểu biết, cá biệt có một bộ phận cư dân mạng trong đó có cả cán bộ, đảng viên,những người có học thức, địa vị trong xã hội không cần biết đến nội dung của vấn đề thấy người khác chia sẻ, bình luận cũng “nhảy vào” a dua, phụ họa, bình luận, chia sẻ theo kiểu chạy theo đám đông, bệnh anh hung bàn phím.Những hiện tượng a dua nêu trên ban đầu có thể do vô tình, nhận thức hạn chế nhưng lại có thể dẫn đến những tác hại khôn lường. Đó là một ttrong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Nghị quyết TW 4 khóa XII đã chỉ ra. Từ việc a dua, phụ họa này, không ít người sẽ bị lợi dụng, dẫn đến những sai trái nghiêm trọng hơn, tiến tới một trong những biểu hiện “tự diễn biến", "tự chuyển hóa”, đó là: “Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”. Với những người a dua trên mạng xã hội, thông tin xấu mà họ tán phát có thể tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, dẫn đường cho những hành vi sai trái. Xa hơn, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước XHCN ở Đông Âu  có nguyên nhân từ một bộ phận cán bộ, đảng viên nhạt phai lý tưởng, a dua, tiếp tay cho những quan điểm cơ hội xét lại.
Để mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng, người dân nói chung không bị mắc bẫy, a dua phụ họa theo kẻ xấu thì trước tiên chúng ta phải:
Một là: Phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó là con đường duy nhất đúng.
Hai là: nhận diện rõ được các âm mưu, thủ đoạn tán phát thông tin sai trái, phản động cũng như các đối tượng, cá nhân, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việc phát ngôn, tán phát thông tin trong xã hội bùng nổ thông tin và môi trường không gian mạng được bảo đảm tự do, dân chủ nhưng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, chỉ tuân thủ đúng pháp luật và đề cao trách nhiệm công dân là chưa đủ mà phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên; Những quy định này cần được thi hành nghiêm túc; cần xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đương chức và đã nghỉ hưu; không để tình trạng: "Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu” như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã chỉ ra.
Ba là: Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xuyên tạc, bịa đặt thông tin nhằm kích động dư luận, kích động nhân dân, các hành vi chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân. Các cơ quan có trách nhiệm phải kiên quyết có các biện pháp quản lý dòng thông tin, đồng thời lập trình các chương trình kiểm duyệt thông tin trước khi nội dung được đăng tải. Nhanh chóng phát hiện ngăn chặn và xử lý các nguồn thông tin sai lệch. Bên cạnh đó cần tăng cường hơn nữa tần suốt đăng tải của các nguồn tin, trang thông tin điện tử của các cơ quan tổ chức được nhà nước cấp phép.
Bốn là: Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, để không a dua, phụ họa cho những điều sai trái thì trước hết phải luôn tu dưỡng, rèn luyện suốt đời như lời Bác Hồ căn dặn, mà trước tiên là tu dưỡng, rèn luyện về chính trị tư tưởng, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng ở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng nghĩ trái, nói trái, làm trái nền tảng tư tưởng, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Cùng với đó, các cơ quan pháp luật phải xử lý nghiêm minh những đối tượng tán phát thông tin xấu độc, phản động để làm gương. Các tổ chức đảng phải kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh theo pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Đảng đối với đảng viên a dua, phụ họa cho những thông tin sai trái, phản động và thường xuyên có giải pháp giáo dục, quản lý, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ./.
Viết Hà

Tags:
  1. Đúng vậy, phải hết sức thận trọng trước những thông tin xuyên tạc, bịa đặt của bọn phản động trên không gian mạng. Đừng vô tình tiếp tay cho bọn xấu chống phá Đảng và Nhà nước ta

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X