Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, November 08, 2018 , 0 bình luận

Ngày 03/10/2018, Bộ Công An hoàn tất xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh Mạng. Khoảng ngày 10/10, ai đó đã scan một bản sao của dự thảo này, đăng lên Google Drive, và phát tán trên mạng xã hội. Nhân đó, trong tuần trước, một số đối tượng đã đồng loạt phản đối các điều khoản trong Nghị định, mà họ cho là “quá ngặt nghèo”. Cùng lúc đó, nhóm Hate Change, tổ chức đã phát động các đợt ký tên phản đối Luật An ninh Mạng từ hồi mùa hè, cũng tiếp tục phát động một chiến dịch ký tên, viết bài, quay clip để phản đối dự thảo Nghị định trong vòng 20 ngày còn lại của tháng 10, trước khi nó được trình chính phủ để xét thông qua.


Thủ đoạn chống phá Luật An ninh mạng của Việt Tân



Sang tuần này, phong trào phản đối Luật An ninh Mạng được mở rộng cả về mặt lý luận lẫn hoạt động thực tiễn. Về mặt lý luận, phong trào này đang được dẫn dắt bởi bài viết mà tiến sĩ Dương Ngọc Thái là trưởng nhóm an toàn thông tin và mật mã của Google, đăng trên blog cá nhân vào ngày 13/10/2018. Trong bài này, Thái viết rằng “dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh Mạng sẽ khiến Việt Nam bị thiệt hại nặng về kinh tế, công nghệ, và bị lệ thuộc vào Trung Quốc, vì 3 lý do”.
Bài viết xuyên tạc của Dương Ngọc Thái trên blog do VOA quản lý (Ảnh Thành Nam)

Thứ nhất, Thái cho rằng việc bắt buộc lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ không mang lại lợi ích gì. Để an toàn, dữ liệu của các công ty cung cấp dịch vụ Internet luôn được lưu trữ trên máy chủ ở dạng mã hóa. Trong khi đó, một số luật Mỹ, như Đạo luật Đám mây và Đạo luật Riêng tư trong Liên lạc Điện tử, lại quy định rằng các công ty Mỹ không được cung cấp khóa giải mã dữ liệu cho bất cứ chính phủ nào khác, trừ phi được Nhà trắng hoặc Bộ Tư pháp phê duyệt. Vì vậy, để khai thác số dữ liệu lưu ở máy chủ đặt tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam phải đàm phán với chính phủ Mỹ, hoặc lách luật bằng cách mà Apple từng làm ở Trung Quốc, là nhường lại dữ liệu cho một công ty bản địa. Tuy nhiên, Thái cho rằng vì chính phủ Việt Nam không có đủ nguồn lực để thực hiện cả hai phương án trên, việc bắt buộc lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ không có tác dụng.
Thứ hai, Thái cho rằng Luật An ninh Mạng khiến các công ty cung cấp dịch vụ Internet buộc phải chọn 1 trong 2 phương án, là cấm người dùng từ Việt Nam, hoặc thuê máy chủ của các công ty như Viettel hay VNPT. Việc này vừa làm tăng chi phí, vừa tạo ra các rủi ro về mặt an ninh, vì cổ phiếu của các công ty nước ngoài sẽ bị mất giá nghiêm trọng nếu dữ liệu của họ bị các máy chủ Việt Nam hoặc Bộ Công an làm lộ. Rủi ro về mặt an ninh càng lớn hơn vì theo Khoản 6 Điều 58 của Dự thảo Nghị định, thì Bộ Công an sẽ lưu trữ dữ liệu mà các công ty cung cấp ở một kho chung. Thái cho rằng quy định này sẽ khiến ” toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam được lưu ở một chỗ duy nhất, tạo thành một mục tiêu béo bở cho giới tội phạm mạng và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia”, thay vì được lưu trữ một cách phân tán bằng dịch vụ Cloud Computing của những công ty nước ngoài có kinh nghiệm bảo mật.
Thứ ba, Thái cho rằng vì Luật An ninh Mạng buộc các công ty như Facebook và Google phải chịu chi phí tài chính và rủi ro an ninh quá lớn, họ sẽ lần lượt rút khỏi Việt Nam. Việc này sẽ khiến các công ty tương tự của Trung Quốc tràn vào Việt Nam, làm không gian mạng Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc.
Bài viết của Dương Ngọc Thái có một số chi tiết sai thực tế. Chẳng hạn, trong thực tế, Bộ Công an chỉ tiếp nhận và lưu trữ những thông tin phục vụ việc điều tra tội phạm, cùng phần dữ liệu của những công ty cung cấp dịch vụ Internet ngừng hoạt động, chứ không lưu trữ “toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam”. Bài viết cũng không giúp chính phủ hình dung cách Facebook và Google phản ứng với Luật An ninh Mạng, vì chính phủ có thể trực tiếp đối thoại với Facebook và Google ngay trong quá trình làm luật. Ngoài ra, vì Dương Ngọc Thái là một nhân viên của Google, một công ty chịu ảnh hưởng từ Luật An ninh Mạng, những điều ông viết có thể thiếu khách quan.
Sau ngày 13/10, giới chống đối đồng loạt đăng lại bài viết của Dương Ngọc Thái, đồng thời viết những bài có quan điểm tương tự. Chẳng hạn, ngày 15/10, “một chuyên gia giấu tên” đã nhờ Trương Huy San đăng một bài lặp lại y hệt các luận điểm của Thái. Ngày 16/10, Phạm Đoan Trang viết rằng Luật An ninh Mạng “là một đạo luật bán nước, dâng chủ quyền cho Tàu”, vì nó “mở đường cho Trung Quốc vào chiếm cứ không gian mạng ở Việt Nam”. Vì vậy, Trang viết rằng những người yêu nước “có nghĩa vụ không chấp hành” Luật An ninh Mạng.
Ngoài ra, trong tuần qua, Trần Vũ Hải viết rằng “việc rút gọn thủ tục ban hành Nghị định An ninh Mạng, để Nghị định được thông qua sau 20 ngày thay vì 60 ngày tham khảo ý kiến dư luận, là trái với Điều 146 của Luật Ban hành Văn bản pháp luật 2015”. Trong khi đó, Trịnh Hữu Long “phản đối Điều 58, Khoản 5 của dự thảo nghị định, theo đó Cục An ninh Mạng của Bộ Công an sẽ tiếp nhận dữ liệu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp kết thúc hoạt động hoặc kết thúc thời gian lưu trữ dữ liệu”.
Về mặt thực tiễn, nhóm Hate Change đã tiếp tục tổ chức 3 hoạt động phản đối Luật An ninh Mạng. Một, là lên danh sách những người bị Facebook xóa bài viết hoặc khóa tài khoản, để chuyển nó đến Facebook. Hai, là truyền đạt các phương pháp bảo mật để đối phó với Luật An ninh Mạng, mà Nguyễn Vi Yên của nhóm này đã học được trong khóa học dài 1 tuần ở Stockholm, Thụy Điển. Ba, là ký kiến nghị đòi Quốc hội hoãn thi hành Luật An ninh Mạng, trước khi Quốc hội họp vào ngày 22/10. Ngoài ra, ngày 17/10, nhóm “Lão Mà Chưa An” của Nguyễn Quang A cũng ra bản tuyên bố thứ 2 về Luật An ninh Mạng.
Vậy Luật An ninh Mạng có khiến Facebook và Google rời khỏi Việt Nam, làm không gian mạng Việt Nam rơi vào tay các công ty Trung Quốc, như Dương Ngọc Thái đang dự đoán hay không? Không, vì hai lẽ. Thứ nhất, nếu Facebook và Google chuyển giao dữ liệu của người dùng Việt Nam cho một công ty Việt Nam, theo cách Apple đã làm ở Trung Quốc, thì họ có thể tuân thủ cả luật Mỹ lẫn Luật An ninh Mạng. Thứ hai, hầu hết các dữ kiện thực tế cho thấy Facebook và Google sẵn sàng tuân thủ Luật An ninh Mạng để tiếp tục kinh doanh ở Việt Nam, bất chấp các kinh phí và rủi ro mà luật này mang lại cho họ.
Như vậy, rõ ràng là Dương Ngọc Thái đã bịa ra một vấn đề không có thật để định hướng dư luận.
Trong quá trình soạn thảo và thu thập ý kiến về Luật An ninh Mạng, Nhà nước Việt Nam chắc chắn đã lắng nghe quan điểm của các công ty như Facebook và Google. Vì bà Lê Diệp Kiều Trang, giám đốc Facebook Việt Nam, vốn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể Nhà nước Việt Nam hiểu cách phản ứng của Facebook và Google hơn ông Thái. Như vậy, bài viết của Dương Ngọc Thái không có tác dụng cố vấn cho Nhà nước, nó chỉ cung cấp thêm lập luận cho các nhóm phản đối Luật An ninh Mạng của Việt Nam. Không loại trừ khả năng Thái làm vậy để định hướng dư luận giúp Google, một công ty chịu ảnh hưởng từ Luật An ninh Mạng.

Ngoài ra, bài viết của Dương Ngọc Thái bao hàm một chi tiết mà giới chống Cộng không muốn nêu ra. Đó là theo luật Mỹ, thì chính phủ Mỹ và các nước đồng minh hoàn toàn có quyền đọc, khai thác dữ liệu của người dùng Facebook, Google, Microsoft, Skype… trên toàn thế giới. Trong thực tế, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA đã và đang khai thác số dữ liệu này, như tiết lộ của cựu nhân viên Edward Snowden. Vì sao giới chống Cộng phản đối Luật An ninh Mạng Việt Nam, mà không lên tiếng khi Mỹ vi phạm quyền riêng tư của người dùng Internet trên toàn thế giới?
Nguồn Facebook

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X