Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh chiến lược tiêm vắc xin Covid-19, nhiều người đã được tiêm vắc xin và tỷ lệ này sẽ tăng cao trong thời gian tới khi lượng vắc xin theo kế hoạch sẽ về nhiều. Tuy nhiên, sau khi được tiêm vắc xin một bộ phận người dân đã xuất hiện tư tưởng chủ quan trong phòng ngừa lây nhiễm Covid-19.Thực tế, có quốc gia tỷ lệ tiêm vắc xin rất cao cả 2 mũi nhưng vẫn bùng phát dịch trở lại do tư tưởng chủ quan của người dân. Vì vậy, ngay từ bây giờ, song song với đẩy mạnh tiêm vắc xin cho dân cần tuyên truyền nâng cao ý thức phòng dịch cho người dân đã được tiêm vắc xin, tránh tư tưởng chủ quan khiến cho dịch bệnh kéo dài hơn.
Tính đến ngày 16/8, cả nước đã tiêm hơn 14 triệu liều vắc xin, riêng tp Hồ Chí Minh đã tiêm được hơn 3,7 triệu liều vắc xin Covid-19. Không ai phủ nhận hiệu quả phòng ngừa cao của các loại vắc xin Covid-19 và tác dụng giảm thiểu nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19 ở người đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng, dù chúng ta đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin (bất kể loại nào) thì chúng ta vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt đối với biến chủng Delta thì nguy cơ nhiễm bệnh và bệnh nghiệm trọng rất cao. Trong khi biến chủng đang lây truyền mạnh ở nước ta là biến chủng Delta. Chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức phòng dịch của người dân sau khi họ được tiêm chủng, tránh tư tưởng chủ quan cho rằng mình đã được vắc xin bảo vệ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và lây lan ra cộng đồng.
Hiện nay, mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin của ta chưa cao xong đã
chớm xuất hiện tư tưởng chủ quan của những người đã được tiêm vắc xin. Một người
dân hối hận và tự giận bản thân về sự chủ quan khi gia đình bị nhiễm bệnh dù đã
tiêm vắc xin: “Từ khi TP HCM bùng phát dịch đến nay, khu phố tôi không có ca
nhiễm. Vì thế, mọi người nảy sinh tâm lý chủ quan. Các nhà vẫn cho trẻ em ra
ngoài vui hè với nhau như không có dịch. Nhiều nhà còn xách ghế ra trước nhà
hóng hớt mà không hề có cái khẩu trang nào bảo vệ hoặc có đeo thì chỉ che mỗi cái
miệng, chừa cái mũi cho dễ thở…Khi bên y tế phường cho biết tôi và cả
nhà nghi mắc Covid-19 qua test nhanh, tôi hoang mang lắm. Buồn. Mệt mỏi. Không
chấp nhận hiện tại. Giận bản thân. Nhưng hoang mang có lẽ là trội nhất. Cứ nghĩ
làm thế nào cả nhà lại dính được. Nhà tôi kỹ lắm mà, lại còn có 2 người đã
chích 2 mũi vắc-xin nữa, đó là ba và em gái. Tôi và mẹ chỉ mới 1 mũi thôi. Ấy
thế mà ba và em gái tôi vẫn bị dính như thường”. (Đăng Khoa - Nguoilaodong
18/8/2021).
Chúng ta đang hướng tới mục tiêu tiêm chủng đạt tỷ lệ cao nhằm
tạo miễn dịch cộng đồng nhưng thực tế là ngay cả khi chúng ta được tiêm vắc xin
diện rộng với tỷ lệ tiêm cao đạt miễn dịch cộng đồng thì vẫn còn một tỷ lệ đối
tượng chưa được tiêm vì lý do sức khỏe, độ tuổi, bệnh lý phức tạp không đảm bảo
để họ tiêm vắc xin, họ là những người dễ bị tổn thương. Do đó, chấp hành nghiêm
quy định phòng dịch không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là ý thức trong bảo vệ cộng
đồng, bảo vệ người yếu thế mà những người được tiêm vắc xin phải nhận thức đúng
và có tránh nhiệm.
Như vậy, hiện nay song song với đẩy mạnh chiến lược vắc xin,
tăng tye lệ người dân được tiêm vắc xin hướng tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng
vào đưa đất nước vào trạng thái hoạt đồng bình thường bảo đảm đời sống cho nhân
dân, chúng ta phải tăng cường tuyên truyền cho mọi người dân, nhất là những người
đã được tiêm vắc xin chấp hành nghiêm các biện pháp phòng dịch được khuyến cáo,
thực hiện 5K và các chỉ thị của chính phủ được chính quyền địa phương áp dụng ở
khu vực mình sinh sống và làm việc. Có như vậy chúng ta mới đạt hiệu quả cao nhất
trong chiến lược vắc xin và vắc xin mới đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
-Văn Tuyển-
