(Tindautruongdanchu)-Từ thù ghét chế độ xã hội chủ nghĩa đến vị trí vai trò của Đảng, các đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn, thù địch vẫn hàng ngày, hằng giờ sử dụng chiêu trò hướng lái dư luận hòng định hướng nhân dân thù ghét Đảng, thù ghét chế độ…
>>Quy định số 37 của Đảng sao lại cố ngược dòng!
>>‘Tiếng dân’ hay 'tiếng' của những đối tượng cơ hội
>>‘Thực chất cuộc chiến chống tham nhũng’ nên nhìn vào thực tế!
>>Sao không 'chung tay' cùng Đảng chống tham nhũng!
>>'Lễ trận vong' tổ chức sao cho xứng!
Ngày
07/11 trên trang mạng Fcebook Việt Tân, vừa đăng bài viết “Vì sao không muốn vào Đảng” của Phạm Nhật Minh trong đó đề cập đến những
ý kiến cá nhân của bà Phạm Thị Lâm bí thư chi bộ Đảng phường Vĩnh Tuy, quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội nói về công tác phát triển nhân sự chi bộ nơi bà đảm trách “chúng tối rất khó khăn tìm nguồn mới để kết
nạp” để tuyên truyền bịa đặt, xuyên tạc công tác phát triển đảng viên mới, nói
xấu Đảng, gây sự hoang mang, hoài nghi, làm giảm sút niềm tin của nhân dân với
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong
bài viết này tác giả Phạm Nhật Minh đã đưa ra quan điểm: “Bước sang thế kỷ 21, điều quan trọng hơn hết khiến người ta càng xa
lánh cộng sản, vì cái gọi là lý tưởng cộng sản hay chủ thuyết cộng sản bây giờ
là bề nổi của quá khứ đầy tội ác... Đảng CSVN là là một bộ máy chuyên chế bảo
vệ quyền lực của một thiểu số thống trị, đang sa rời quần chúng và vô cùng tàn
bạo”. Vậy, liệu quan điểm này có đúng như vậy không?
Chúng
ta thấy quá trình Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã thể hiện rõ vai
trò to lớn của Đảng CSVN với đất nước, với dân tộc, đưa nước ta từ một nước nô
lệ, người dân lầm than... trở thành một đất nước độc lập, tự do có tên trên bản
đò thế giới, đưa người dân Việt Nam từ kiếp nô lệ, lầm tha trở thành người tự
do, người của đất nước. Điều nay càng khẳng định mục tiêu lý tưởng đúng đắn của
Đảng, sự ưu việt của chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng, chứ không phải
là “một bộ máy bạo lực” như tác giả
Phạm Nhật Minh đã rêu rao ở trên.
Về
vấn đề có phải người dân Việt Nam hiện nay “không
muốn vào Đảng” như tác giả Phạm Nhật Minh đã đưa ra? Nghiên cứu lịch sử số
lượng Đảng viên được kết nạp qua các kỳ đại hội Đảng cho thấy: Năm 2001 số
lượng Đảng viên của cả nước là (2.479.719 đ/c); và cho đến năm 2021 số lượng
Đảng viên đã tăng lên đến trên 5,3 triệu Đảng viên đây chính là con số biết nói
thể hiện rõ ràng nhất không chỉ sự phát triển của Đảng mà còn thể hiện nhu cầu
mong muốn vào Đảng để được cống hiến, góp sức xây dựng quê hương, đất nước-đúng
như lý tưởng của Đảng đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam.
Thực
tiễn đã minh chứng về truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam –nó như là
một lý tưởng thiêng liêng ăn sâu vào máu thịt mà mỗi người vẫn luôn thấy tự hào
khi hướng về quê hương, đất nước. Phải chăng, những năm qua bất kỳ người Việt
Nam nào đang sinh sống, học tập, lao động ở nước ngoài đều thể hiện rất rõ tình
yêu đó thông qua những hành động thiết thực như: Góp vật chất, tinh thần để xây
dựng quê hương đất nước lại là những việc làm viển vông? Chắc rằng đó chính là
tình yêu, lý tưởng và cũng giống như bất kỳ người dân Việt Nam hiện nay vẫn
luôn mang trong mình lý tưởng vào Đảng để cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân.
Sự thiêng liêng này không ai bắt buộc, không ai sai khiến nó như một giá trị
luôn hiện hữu tồn tại trong tinh thần của người dân Việt Nam gắn với tinh thần
dân tộc.
Rõ
ràng quan điểm của Phạm Nhật Minh mang yếu tố chủ quan của cá nhân để áp đặt
lên những con số (số lượng đảng viên và người không muốn vào Đảng) và cũng phải
chăng quan điểm này đã cố tình ‘nại ra’ lý lẽ để biện minh hòng định hướng tư
tưởng người dân xa cách Đảng, tránh xa Đảng và thậm chí là ‘thù ghét’ Đảng? Tâm
địa của những người không ‘yêu’ chế độ này đều thể hiện rất rõ trong hành vi
của họ luôn sử dụng mọi thủ đoạn miễn sao ‘bôi đen’ những thứ mình ‘ghét’ và đó
cũng là lý do vì sao Phạm Nhật Minh lại cố gắng bao biện để rồi phát tán, lan
truyền trên mạng xã hội. Tất nhiên, đằng sau quan điểm của Phạm Nhật Minh còn
cho thấy một đội quân ‘lan truyền’ và ‘hà hơi’ quan điểm này giống như một kịch
bản ‘quảng cáo’. Nhìn những động thái dưới bài viết của Phạm Nhật Minh chúng ta
dễ dàng bắt gặp đội quân này với những bình luận cùng một mục đích và chỉ khác
nhau về mặt ngôn từ cũng như một lực lượng chia sẻ bài viết. Đó chính là kịch
bản hoàn hảo từ Phạm Minh Vũ đến lực lực hậu thuẫn cho màn kịch vẫn sử dụng
trên mạng xã hội nói chung và trong từng vụ việc cụ thể nói riêng.
Qua màn kịch này, người dân Việt Nam lại có thêm minh chứng chứng minh rằng ‘sự hoàn hảo’ trong các vai trò mà những đối tượng chống phá đã thực hiện cũng như những thủ đoạn phát tán những thông tin gắn với những quan điểm sai sự thật, vu cáo, quy chụp…
Minh Nguyễn
