(TinDautruongdanchu)-Phạm Thị Đoan Trang đã lập và điều hành các trang "Luật khoa tạp chí", "Phamdoantrang.com", "The Vietnamese", để viết, tán phát các nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động chống đối, kêu gọi biểu tình, lật đổ chế độ. Trang móc nối và nhận tài trợ từ các đối tượng phản động của VOICE (một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân), thành lập trang fanpage "Nhà xuất bản Tự do" viết, tán phát nhiều cuốn sách có nội dung xấu, xuyên tạc, bôi nhọ thể chế chính trị, tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… và phát tán trên mạng.
Viện KSND Hà Nội cáo buộc Trang đã “làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá nhà nước Việt Nam”, với tội danh trên Trang bị kết án 9 năm tù theo khoản 1, điều 88, Bộ luật Hình sự.
Việc Việt Nam đem ra xét xử một loạt các đối tượng chống phá Việt Nam, trong đó có Phạm Thị Đoan Trang khiến các thế lực chống phá Việt Nam điên cuồng tuyên truyền xuyên tạc, bảo vệ và đòi chính quyền Việt Nam thả Phạm Thị Đoan Trang. Chúng cáo buộc Việt Nam xử tù Phạm Thị Đoan Trang là vi phạm tự do báo chí, vi phạm nhân quyền…Chúng dựa vào một số chính trị gia Hoa Kỳ và các nước phương Tây thiếu thiện cảm với Việt Nam để có tiếng nói gây sức ép với chính quyền Việt Nam trong vụ xét xử Phạm Thị Đoan Trang. Vậy chúng ta thử nghiên cứu so sánh những hành vi phạm tội của Phạm Thị Đoan Trang nếu cô ta làm những điều tương tự với chính quyền ở Hoa Kỳ thì có phạm luật và có bị xử theo luật pháp Hoa Kỳ không?
Năm 1798, Quốc hội Mỹ đã thông qua Ðạo luật Phản loạn quy định "việc viết, in, phát biểu hay phổ biến... mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội". Thực chất mục đích của Ðạo luật Phản loạn là để ngăn chặn việc tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền.
Không chỉ vậy, trong Bộ luật Hình sự Mỹ tại Ðiều 2385 -
Chương 115 quy định rõ: nghiêm cấm mọi hành vi "in ấn, xuất bản, biên tập,
phát hành, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài
liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách
nhiệm, sự cần thiết, tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu
diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực". Theo đó,
pháp luật Mỹ không chỉ cấm hành vi trực tiếp sử dụng vũ lực hoặc bạo lực nhằm
lật đổ chính quyền mà còn nghiêm cấm cả các hành động tiếp tay, tuyên truyền,
xúi giục những hành vi này. Các đối tượng vi phạm có thể bị phạt tù đến 20 năm.
So
sánh những hành vi chống phá chính quyền Việt Nam của Phạm Đoan Trang với những
quy định của Luật pháp Hoa Kỳ rõ ràng Phạm Đoan Trang cũng đã lợi dụng tự do
báo chí để viết, in các tài liệu tuyên truyền xuyên tạc nhằm lật đổ chính
quyền, vi phạm có hệ thống của Phạm Thị Đoan Trang là nghiêm trọng. Có thể
khẳng định, nếu Trang ở Hoa Kỳ và hoạt động chống phá tương tự với chính quyền
các cấp ở Hoa Kỳ cô ta có thể bị phạt tù đến 20 năm chứ không phải 9 năm như
Việt Nam đã xử.
Các
thế lực thù địch với Việt Nam hãy dừng ngay việc lợi dụng tự do báo chí, lợi
dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam. Các người nên biết ngay
cả trong Tuyên Ngôn nhân
quyền (1948) của Liên hợp quốc bên cạnh đề cao quyền con người cũng quy định
định rõ tại Điểm 2, Điều 29: “Trong khi hành
xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp
đặt ra”. Hiến pháp, pháp luật Hoa Kỳ hay Việt Nam đều tôn trọng quyền tự do báo
chí, quyền con người song cũng đều có quy định xử lý những kẻ lợi dụng tự do
báo chí để tuyên truyền chống phá hòng lật đổ chính quyền. Hoa Kỳ cũng đã tuyên
bố tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam.
Các thế lực thù địch với Việt Nam hãy dừng việc kêu gọi thả Phạm
Thị Đoan Trang, một kẻ phạm tội âm mưu tuyên truyền lật đổ chính quyền Việt
Nam. Người dân Việt Nam chúng ta cần tỉnh táo để phân biệt quyền tự do báo chí,
quyền con người với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trước Hiến pháp, pháp luật
Việt Nam bởi bất kỳ quốc gia nào tự do, dân chủ, nhân quyền đều phải đi cùng
với pháp luật, không có kiểu tự do đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật.
Mạnh Tuân
