(Tindautruongdanchu) - Lợi dụng các trang mạng xã hội về tự do ngôn luận, tự do báo chí, VOA và các thế lực phản động đã xuyên tạc, bịa đặt sai sự thật về chủ trương phòng chống dịch covid-19 tại Việt Nam, làm hoang mang cho người dân và các lực lượng đang ở tuyến đầu chống dịch.
Sáng 05/3/2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì
phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo, theo hình thức trực tuyến đến điểm cầu
các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Phát biểu khai mạc cuộc họp,
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trên phạm vi toàn quốc, dịch Covid-19 vẫn
được kiểm soát. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều địa phương ghi nhận số ca
mắc trong cộng đồng tăng cao, nhất là sau khi biến thể Omicron thâm nhập.
Trong thời gian này VOA và các thế lực phản động,
thù địch cố tình đưa tin xuyên tạc, chống phá về chủ trương phòng,
chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam đã coi Covid -19 là
bệnh đặc hữu đã gây hoang mang dư luận.
VOA loan tin: “các lý do để Việt Nam xem COVID-19 là bệnh
đặc hữu bình thường, tương tự các bệnh lý đường hô hấp do các virus khác gây
nên, là Việt Nam có độ bao phủ vaccine cao; các ca nhiễm hiện nay chủ yếu do
biến chủng Omicron gây ra với số ca chuyển nặng và tử vong không cao; hiện đang
khan hiếm nghiêm trọng về kit xét nghiệm, thuốc điều trị, khủng hoảng nguồn
nhân lực lao động và hệ thống y tế...”.
Nếu xem Covid-19 là “bệnh đặc hữu” (bệnh lưu hành hay bệnh thông thường). Chúng ta nên hiểu như thế nào là bệnh đặc hữu (bệnh
thông thường, hay bệnh lưu hành)? Nó khác gì so với việc Covid-19 được xếp vào
nhóm bệnh truyền nhiễm loại A như hiện nay. Vấn đề này được
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa y tế công cộng Đại học Y Dược TP.HCM, đã chỉ
ra: Tên chính xác nhất về mặt y học đó là bệnh lưu hành (endemic), là một khái
niệm dịch tễ học cho bệnh truyền nhiễm có số mắc mới ổn định (có nghĩa là có tỉ
suất tái tạo thực Rt xấp xỉ 1). Khi bệnh truyền nhiễm là đặc hữu có nghĩa là
bệnh truyền nhiễm không có sự lây lan theo cấp số nhân, không lây lan nhanh và
không thể tạo được làn sóng dịch. Bệnh truyền nhiễm
nhóm A là khái niệm được nêu trong luật phòng chống bệnh truyền nhiễm có liên
quan với nhau.
Theo luật, “Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt
nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao
hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh”. Vì tính chất này nên khi có dịch, người
mắc bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh, người có mang mầm bệnh bệnh truyền nhiễm nhóm
A phải khai báo y tế và phải chịu cách quy định cách ly y tế. Bởi vì nếu người
mắc bệnh không thực hiện điều này thì bệnh sẽ lây lan nhanh và gây tử vong cho
nhiều người. Bệnh Covid-19 đã và đang được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A. Mặc dù vậy, hai khái niệm này có liên quan với nhau, khi bệnh truyền
nhiễm là đặc hữu thì không lây lan nhanh nên không thuộc là bệnh truyền nhiễm
loại A. Vì vậy khi xem Covid-19 là bệnh đặc hữu thì sẽ không áp dụng các
quy định phòng chống dịch đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A cho người bệnh
(chẳng hạn như không yêu cầu người bệnh COVID-19 phải được cách ly ở nhà hoặc
cơ sở y tế). Nếu nói như VOA xem Covid-19 ở Việt Nam là “bệnh đặc hữu”
chưa đủ cơ sở khoa học. Bởi dịch covid -19 hiện nay trên thế giới và
Việt Nam với biến chủng mới đang diễn ra phức tạp, lây lan nhanh trong
cộng đồng nếu không có biện pháp và ý thức của mọi người. Không
những vậy hiện nay thế giới chưa có thuốc và vaccine ngăn ngừa hoàn
toàn, mà tiếp tục kêu gọi người dân tuân thủ các hướng dẫn phòng,
chống dịch bảo đảm an toàn chung cho cộng đồng, nên hiện tại không
thể coi đây là bệnh đặc hữu.
Nói Việt Nam “hiện đang khan hiếm nghiêm trọng về kit xét nghiệm,
thuốc điều trị, khủng hoảng nguồn nhân lực lao động và hệ thống y tế...”.
Thuốc điều trị Covid-19 không chỉ khan hiếm ở Việt Nam mà trên toàn
thế giới, hiện nay mới bước vào giai đoạn đầu sản xuất và chưa sử
dụng phổ biến. Phát biểu kết
luận cuộc họp 05/3/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết “dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã
cấp phép được một số loại thuốc để phòng, chống dịch. Chính phủ đang chỉ đạo
rất quyết liệt để nhanh chóng cấp phép thêm loại thuốc phù hợp tình hình, thông
lệ quốc tế cũng như các quy định của luật pháp, giải quyết được bài toán không
có tiền lệ”. Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân và phát
triển kinh tế, Chính phủ cùng các bộ, ngành đang tập trung thực
nhiều giải pháp đồng bộ trong phòng, chống dịch phù hợp, đặc biệt
là vấn đề về thuốc, vaccine phòng Covid-19. Tiếp tục thông tin, phân tích về tình hình dịch
bệnh tại địa phương, các biện pháp được tăng cường triển khai nhằm bảo vệ người có nguy cơ cao, đẩy mạnh tiêm phòng. Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá để hạn chế ảnh hưởng
của biến thể Omicron đến hoạt động phục hồi kinh tế - xã hội, hướng dẫn người
dân mua, sử dụng thuốc an toàn, kịp thời.
Đồng thời Việt Nam cũng không
“khủng hoảng nguồn nhân lực lao động và hệ thống y tế” như thông tin
VOA đưa ra. Điều này thực tiễn đã chứng minh từ khi dịch bùng phát
cho đến nay Việt Nam luôn phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tham
gia cùng hệ thống y tế từ tuyến cơ sở đến Trung ương để điều trị
bệnh nhân mắc Covid-19, dẫn lời Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong
phiên họp Chính phủ 05/3/2022 đã nêu rõ: “Hệ thống y tế vẫn đang trụ vững, tăng cường năng lực hồi
sức và điều trị các ca nặng. Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều
trị Covid-19 như điều trị bệnh nhân thông thường. Đặc biệt, trong giai đoạn
này, việc thực hiện thông điệp 5K + vaccine + thuốc điều trị và ý thức người
dân”.
Thực trạng hiện nay trên các trang mạng đăng nhiều thông tin sai lệch với thủ đoạn nham hiểm, cơ hội chính trị tìm mọi thủ đoạn xuyên tạc gây hoang mang đến người dân và ảnh hưởng đến chủ trương, giải pháp trong công tác phòng, chống dịch Covid -19 của Việt Nam. Trong bối cảnh cả nước đang chung sức cùng phòng, chống dịch vô cùng khó khăn, phức tạp và đạt được nhiều kết quả ấn tượng thì những chiêu trò, âm mưu trên cũng không thể phá vỡ sự đoàn kết, thống nhất quyết tâm của người dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng đại dịch và phơi bày thủ đoạn của các thế lực thù địch đang chống phá.
Do vậy, phải có ý thức cảnh giác với những luận điệu
xuyên tạc, âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, đồng
thời không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không hoang mang, nắm chắc biện
pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của các cơ sở y tế. Tiếp tục
thực hiện các giải pháp đồng bộ, phù hợp theo Nghị quyết 128/NQ-CP của
Chính phủ để phòng, chống dịch tốt, phục hồi nhanh và phát triển bền vững,
thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
