(Tindautruongdanchu) - Lợi dụng việc ông Phạm Hồng Hà - nguyên Chủ tịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bị Cơ quan Công An khởi tố bắt tạm giam đồng thời tạm thu giữ nhiều tài sản phục vụ quá trình điều tra. Đài Á Châu Tự Do (RFA) lại tiếp tục luận điệu tham ô, tham nhũng là do thể chế! Sự thật có phải như vậy? Chúng ta cùng nhìn vào những vụ tham nhũng chấn động thế giới ở các quốc gia có thể chế khác Việt Nam và phát triển vượt trội Việt Nam ta xem thực tế tham nhũng có phải do chế độ ta không?
Thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị
XHCN với địa vị, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Thể chế chính
trị Việt Nam là thể chế chính trị nhất nguyên và một Đảng. Nhà nước pháp quyền
nhưng không tam quyền phân lập mà thực hiện quyền lực tập trung thống nhất
không phân chia thuộc về nhân dân.
Chống phá thể chế
chính trị Việt Nam là âm mưu xuyên suốt không thay đổi của các thế lực thù địch
với cách mạng Việt Nam hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đưa Việt Nam theo chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Để thực hiện âm
mưu đó chúng tìm mọi cách chống phá xuyên tạc phê phán thể chế của ta mà thường
thấy là bất kỳ tiêu cực nào chúng đều đổ lỗi do thể chế chính trị của ta, do
Đảng, do Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt là lợi dụng cuộc chiến chống tham ô, tham
nhũng của ta để xuyên tạc chống phá.
Thực tế các nước theo
chế độ Tư bản chủ nghĩa, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập có
chống được tham nhũng? Hãy nhìn vào các nước tư bản phát triển nhất để so sánh
cho khách quan. Theo báo DÂN VIỆT ngày 09/12/2017 được tác giả Mai Đại
tổng hợp: “Những vụ tham nhũng chấn động thế giới”, trong đó chỉ
rõ:
Hàn Quốc: Có nhiều vụ tham nhũng từ chính phủ đến các
địa phương, chấn động nhất là vụ tham nhũng của bà Park Geun-hye nữ Tổng thống
đầu tiên trong lịch sử của Hàn Quốc, đồng thời cũng là nữ lãnh đạo đầu tiên ở
các nước Đông Á. Một cuộc điều tra có quy mô chưa từng có trong lịch sử nước
này được triển khai: hàng loạt các tập đoàn lớn như Samsung, Lotte,…bị điều
tra, nhiều quan chức trong chính quyền của cựu tổng thống Park Geun-hye bị bắt
giữ. Bà Park bị các công tố viên cáo
buộc 18 tội danh, trong đó có tội biển thủ, lạm dụng quyền lực, ép buộc tập
đoàn, và làm rò rỉ bí mật nhà nước. Một trong những cáo buộc nghiêm trọng nhất
đối với bà Park Geun-hye là nhận hối lộ 59,2 tỷ won (52,7 triệu USD) từ các tập
đoàn lớn của Hàn Quốc, gồm Samsung, Lotte và SK. Cựu Tổng thống đang bị giam
giữ tại một trung tâm ở phía Nam thủ đô Seoul.
Như vậy, vụ tham nhũng của tổng thống Park
Geun-hye liên quan nhiều người, nhiều quan chức trong chính quyền của cựu tổng
thống Park Geun-hye bị bắt giữ. Điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: nội
các chính phủ đã tham nhũng thì các địa phương liệu có trong sạch? Một quốc gia
tư bản có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á khác với thể chế chính trị Việt
Nam mà tham nhũng như vậy thử hỏi nếu Việt Nam theo thể chế đó liệu có chống
nổi tham nhũng?
Mỹ: Ron Calderon là
Thượng nghị sĩ của tiểu bang California. Cơ quan điều tra cáo buộc Ron Calderon
nhận hối lộ thông qua việc yêu cầu một số doanh nghiệp, bệnh viện dàn xếp việc
làm cho con trai lẫn con gái của ông với mức lương cao, bất chấp con ông không
làm việc hoặc có làm nhưng không đáng kể. Chi tiết hơn, để đổi lấy lợi ích từ
các điều luật mở rộng tín dụng thuế cho ngành công nghiệp điện ảnh do Ron
Calderon ban hành, các hãng phim thuê con gái của ông làm việc với mức lương
3000 USD/tháng. Ron Calderon không nhận tội nhưng Chủ tịch Thượng viện bang Pro
Tem Darrell Steinberg đã kêu gọi ông từ chức hoặc nghỉ phép. Các công tố viên
cho biết: “Nếu bị kết tội theo các cáo trạng, Ron Calderon có thể phải đối mặt
với mức án gần 400 năm tù, người anh của ông có thể lãnh 160 năm tù”.
Mỹ không xử ông ta bởi Mỹ không “đốt lò”
chống tham nhũng như ta và ở Mỹ phạm tội có thể bảo lãnh bằng tiền. Khi bạn có
quyền và có tiền nhờ tham nhũng thì tiền đó cũng giúp bảo vệ bạn trước luật
pháp Mỹ. Có lẽ ông ta lại trao tiền đó cho những kẻ tham nhũng khác có quyền
lực để thoát tội mà thôi. Điều đó phản ánh thực trạng tham nhũng “chìm” ở Mỹ,
không thể nhìn thấy bởi nó được che giấu, được bao bọc. Thực tế thể chế chính
trị của Mỹ tạo ra môi trường chính trị không trong sạch như ta nghĩ, một môi
trường thuận lợi cho tham nhũng quyền lực và tiền bạc một cách công khai, hợp
pháp.
Brazil: Luiz Inacio Lula da
Silva, 71 tuổi, là tổng thống thuộc tầng lớp lao động đầu tiên ở Brazil, nắm
quyền trong giai đoạn 2003-2011. Trong vòng 5 năm, hơn 5.000 người đã bị cảnh
sát bắt giữ và trong số này quan chức nhà nước chiếm tới 1/3, 50 người trong đó
từng là cận thần của Tổng thống. Đặc biệt, ông còn tự tay sa thải 5 Bộ trưởng,
trong đó có Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Năng lượng Silas Rondeau… và ký quyết
định cho phép cảnh sát điều tra hàng chục nghị sĩ. Đổi lại, ông đã có được lòng
tin của dân chúng và phanh phui cả một đường dây tham nhũng từ cấp địa phương
đến Trung ương. Riêng trong chiến dịch "Chiếu tướng", cảnh sát liên
bang Brazil đã cho bắt giữ 87 nhân vật tên tuổi, trong đó phần lớn là các chính
trị gia, doanh nhân và cả sĩ quan cảnh sát. Vì thế, dư luận Brazil đã cực kì
sốc trước việc vị chính trị gia này bị truy tố tội tham nhũng. Theo các công tố
viên Brazil, ông Lula bị cáo buộc nhận 3,7 triệu real (1,2 triệu USD) tiền hối
lộ từ công ty kỹ thuật OAS SA. Số tiền này được OAS SA dùng để tân trang một
căn hộ ở bãi biển cho ông Lula, đổi lại công ty này được hỗ trợ giành các hợp
đồng từ tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobras. Các công tố viên còn cáo buộc ông
Lula đứng sau nạn tham nhũng kéo dài, mà sau đó đã bị phanh phui trong một cuộc
điều tra về các khoản lại quả liên quan đến Petrobras.
Như vậy, có một thực tế rằng vấn nạn tham
nhũng thật sự nghiêm trọng từ Tổng thống cho tới các bộ trưởng, nghị sĩ, cảnh
sát…diễn ra kéo dài tràn lan khắp nơi và chắc chắn nó không thể ngăn chặn ở
quốc gia tư bản có nền kinh tế phát triển ở quốc gia Nam Mỹ này. Nó cũng chứng
tỏ rằng thể chế tư bản chủ nghĩa ở quốc gia này không hề có tác dụng gì trong
phòng chống tham nhũng. Ngược lại nó tạo môi trường cho tham nhũng, thậm chí
che giấu, nuôi dưỡng tham nhũng bằng cách chống tham nhũng giả, kẻ chống tham
nhũng cũng là kẻ tham nhũng.
Quay về một quốc gia gần ta là Phillippines: Cựu tổng thống Philippines Joseph Estrada đã bị cáo buộc
có hành vi tham nhũng. Ông bị tố đã nhận số tiền trị giá khoảng 11,7 triệu USD
tiền bảo kê từ Luis “Chavit” Singson - Thống đốc tỉnh Manila. Ông cũng bị cáo
buộc đã ép các hệ thống an sinh xã hội mua cổ phiếu để ông nhận được khoản tiền
hoa hồng lên tới 4,7 triệu USD; nhận hối lộ các sòng bạc và biến tiền thuế
thành tài sản cá nhân. Mặc dù thoát khỏi án tử hình nhưng Joseph Estrada cũng
phải nhận tù chung thân. Ngoài ra, vị cựu tổng thống còn bị tuyên phạt 15,5
triệu USD, tịch thu một khu biệt thự mà ông đã mua bằng tiền hối lộ.
Philippines quốc gia cùng trong khu vực Đông
Nam Á với ta, một quốc gia tư bản chủ nghĩa. Không phải chỉ vị tổng thống này
tham nhũng mà nạn tham nhũng hiện nay xảy ra tràn lan từ chính phủ cho tới các
cấp ngành địa phương khiến cho tổng thống Duterte phải thốt lên: “Tôi đuổi theo
tham nhũng như đuổi theo những bóng ma”, ông hoàn toàn bất lực bởi nạn tham
nhũng tràn lan. Việt Nam và Philippines có diện tích, dân số và nền kinh tế
tương đương nhau lại cùng trong khu vực ASEAN nhưng áp dụng một thể chế chính
trị như họ vào nước ta thì công cuộc chống tham nhũng của ta cũng sẽ là “đuổi
theo những bóng ma” như tổng thống Duterte từng than thở.
Thực tiễn thế giới tư bản còn rất nhiều các
quốc gia mà nạn tham nhũng tràn lan được bao che, giấu diếm. Thể chế chính trị
của các quốc gia theo chế độ TBCN hoàn toàn không có tác dụng chống tham ô,
tham nhũng như luận điệu của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Cuộc
chiến chống tham nhũng của chúng ta là hiệu quả và chính thể chế chính trị của
ta là ưu việt là điều kiện thuận lợi để chúng ta đốt lò chống tham nhũng. Cuộc
chiến chống tham nhũng của ta có Đảng lãnh đạo kiên quyết, không có vùng cấm. Nhân
dân hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ta trong phòng chống tham
nhũng. Những luận điệu của Đài Á Châu Tự Do đổ lỗi tham nhũng ở Việt Nam do thể
chế là lừa đảo chính trị nhằm vào một bộ phận người dân không biết thực trạng
tham nhũng ở các nước tư bản sẽ dễ tin theo, dẫn đến bất mãn chính trị, chống
phá Đảng, Nhà nước. Chúng ta cần tỉnh táo vì những đài phản động chuyên chống
phá Việt Nam sẽ còn lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng của ta như việc bắt
ông Phạm Hồng Hà
vừa qua để tiếp tục xuyên tạc
chống phá chế độ chính trị của ta.
VĂN HIẾU
