(Tindautruongdanchu) - Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày thể hiện đạo lý cao cả, thiêng liêng ngàn năm của Dân tộc Việt nam đó là “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”. Đây là ngày hội quan trọng nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh các nhà giáo; những người làm công tác giáo dục; đồng thời thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với"những kĩ sư tâm hồn", biểu thị truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta. Tuy nhiên một số đối tượng đã lợi dụng dịp lễ này để tuyên truyền xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, làm lệch lạc ý nghĩa tốt đẹp của ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam.
Cụ thể trên trang Chân trời mới có bài “TÔN VINH NGÀY NHÀ
GIÁO...” của tác giả Thao Ngoc có đoạn viết : “Không có một đất nước nào mà lại
lắm ngày truyền thống như nước ta. Ban bệ, ngành nghề nào cũng có ngày riêng,
quân đội, công an, luật sư, nhà giáo, nhà báo, nhà may, nhà thổ... Tất tật phải
cố đặt ra một ngày nào đó để tự tôn và được tôn vinh”.
Phải nói đây là một
sự bịa đặt trắng trợn của tác giả.
Các ngày lễ hay ngày hành động được
cử hành trên toàn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đều có ý nghĩa xác định. Phần lớn trong số đó là
do Liên Hợp Quốc hoặc tổ chức thành
viên Liên Hợp Quốc khởi xướng, công nhận. Kể từ những ngày khởi
đầu của hệ thống Liên Hợp Quốc, tổ chức này đã
thành lập một danh sách các ngày và tuần, năm và thập kỷ đáng
nhớ để giúp cư dân thế giới tập trung về các vấn đề mà Liên Hợp Quốc đã quan tâm và cam kết. Trong
danh sách khởi xướng và công nhận của Liên hiệp Quốc thì có khoảng hơn 150 ngày
lễ kỷ niệm. Để ghi nhớ những ngày này, Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước thành viên và
các tổ chức kỷ niệm và phản ánh những ưu tiên của họ bằng
nhiều cách có thể. Việt Nam là một thành viên của Liên
hiệp Quốc. Việc Việt Nam có những ngày lễ kỷ niệm là hoàn toàn phù hợp với tinh
thần của Liên hiệp Quốc, thể hiện là một thành viên có trách nhiệm và đóng góp
tích cực vào mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp Quốc. Như vậy nhận định “Không
có một đất nước nào mà lại lắm ngày truyền thống như nước ta” hay Việt nam “Tất tật phải cố đặt ra một ngày
nào đó để tự tôn và được tôn vinh” như lời tác giả là không đúng.
Riêng đối với ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, cũng
không phải do Việt Nam “cố đặt ra”. Tại hội nghị Liên
hiệp quốc tế Các công đoàn giáo dục (FISE) gồm 57 nước tham dự, trong đó
có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Hội nghị quyết định lấy ngày 20/11/1958 là Ngày
Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Từ đó đến nay ngày 20/11 không chỉ được tổ chức
tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Việc xác định và tổ chức các ngày lễ nói chung đều thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự ghi nhận của các tầng lớp nhân dân đối với sự
cống hiến của các cá nhân, tổ chức trên mọi lĩnh vực công tác, đời sống. Việc tổ
chức kỷ niệm các ngày truyền thống không chỉ là để tôn vinh các tổ chức, cá
nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực đời sống có đóng góp tích cực vào công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với thế hệ
trẻ - những chủ nhân tương lại của đất nước. Việt Nam là một đất nước giàu truyền
thống, có bề dày lịch sử, có nền văn hóa đa dạng phong phú mang đậm bản sắc dân
tộc. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt nam xã hội chủ nghĩa đạt được
các thành tựu to lớn như ngày nay là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự chung tay
đoàn kết góp sức của mọi cơ quan, ban, ngành và mọi tầng lớp nhân dân. Để ghi
nhận những đóng góp này cũng như giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, việc Việt
Nam có các ngày lễ riêng cho các ngành như công an, quân đội, nhà giáo, nhà báo
là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của người công tác trong nghành và đại
đa số các tầng lớp nhân dân. Ngược lại có những lĩnh vực hoạt động trái với thuần
phong mỹ tục của người Việt nam như “nhà thổ” thì Nhà nước có chế tài xử lý
nghiêm, bị xã hội lên án loại trừ chứ không có việc “đượct ự tôn và được tôn vinh” như lời tác giả nêu trong bài
viết.
Ngày
truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà
nước về vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền
thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Trong
bài viết, tác giả Thao Ngọc có đặt câu hỏi: “Chào mừng ngày nhà giáo để làm
gì?”.
Như chúng ta đã biết ngày Hiến chương Nhà giáo Việt
nam 20/11 là dịp để tri ân những
nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt
Nam. Vào ngày này, các thế hệ học trò và toàn xã hội đều dành thời gian để nhìn lại và tri ân các cống
hiến thầm lặng của những thầy cô của họ. Ngoài ra, đây cũng là thời gian
ngành giáo dục nhìn lại và đánh
giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục và lập phương hướng cho các cải tiến
trong dạy và học. Việc tổ chức kỷ niệm ngày Hiến chương nhà giáo Việt
Nam cũng là một dịp để đề cao tinh thần hiếu học, giáo dục, tuyên truyền cho
các thế hệ , đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”. Với ý nghĩa tốt đẹp
đó, ngày Hiến chương Nhà giáo Việt nam 20/11 nói riêng và những ngày lễ nói
chung theo tôi cần được nhân rộng, tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu để lan tỏa
và quảng bá những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt
Nam.
NGUYỄN NHUNG
