(Tindautruongdanchu) - Nhận thức của con người luôn vận động từ thấp đến cao, tuy nhiên có người lại vô tình hay cố ý không thừa nhận con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, nên họ thường hay cố chấp, bảo thủ với cái cũ đã qua bộc lộ rõ sai lầm, lạc hậu, cùng với đó họ luôn tỏ rõ thái độ đôi kháng với những tư tưởng quan điểm mới văn minh, tiến bộ hơn.
Đọc
bài viết: "Về cái gọi là chính sách
hòa hợp, hòa giải dân tộc của CSVN" đăng trên BAOTIÊNGDÂN.COM của tác
giả Trương Nhân Tuân tôi có cảm nhận. Tác giả là một cây bút có trình độ hiểu
biết, đọc nhiều, biết nhiều, biết liên kết các sự kiện để cho ra một quan điểm
riêng của mình, kỹ năng đó đáng được để người đời tham khảo. Tuy nhiên, có lẽ
tác giả Trương Nhân Tuân vì một lý do nào đó mà chưa mở lòng mình ra với hiện
thực cuộc sống để nhìn nhận một cách khách quan về xã hội hiện tại. Trong tư
tưởng của Trương Nhân Tuân đang bị đè nặng bởi lối nghĩ tuyệt đối hóa về một
quan điểm đã cũ của một con người đã đi vào dĩ vãng.
Cho
nên khi bàn về vấn đề xã hội hiện nay Trương Nhân Tuân có quan điểm cho rằng: "Bởi vậy câu: đừng nghe... mà hãy
nhìn... của cố tổng thống Thiệu luôn là chân lý cho mọi thời đại". Như
vậy, nếu chỉ nhìn thôi thiết nghĩ sao mà đầy đủ, toàn diện được. Để nhận thức
một sự vật, một quan điểm cho toàn diện, khoa học chúng ta không những chỉ nhìn
mà còn phải vận dụng tất cả các giác quan, có khi cả đến những công cụ hỗ trợ,
cùng với đó là sự cầu thị, khách quan trong tư duy thì có lẽ mới từng bước nhận
thức ra được chân lý đúng đắn. Vì vậy, tôi thiết nghĩ, tác giả Trương Nhân Tuân
hãy một lần mạnh dạn đứng trên vị thế của con người mới, ở vị thế mới khách
quan hơn để nhìn nhận về cuộc sống ngày nay, hãy cùng nhau xây dựng một xã hội
mới, văn minh tiến bộ đoàn kết vì hạnh phúc của con người. Tác giả nên dũng cảm
khép lại quá khứ đối lập để mở ra những quan điểm hợp tác tiến bộ âu đó cũng là
xu thế của thời đại ngày nay.
Trong
bài viết của mình Trương Nhân Tuân còn cho rằng: "50 năm sau, cháu nội, cháu ngoại những người VNCH cũ vẫn bị xếp
vào thành phần địch". Cách nói hay cách nghĩ như vậy của tác giả là
hoàn toàn trái với sự thật, là tư tưởng gây chia rẽ, thù hằn, mâu thuẫn dân
tộc. Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc, đối xử
công bằng với tất cả công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo... Hễ
là người Việt Nam thì ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ công dân như nhau, đều
có trách nhiệm cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc yêu quý của chúng ta. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy chúng ta rằng: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn
kết, thành công, thành công, đại thành công" Theo Người đoàn kết là lực
lượng vô địch để khắc phục mọi khó khăn, giành lấy thắng lợi. Thấm nhuần lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định vấn đề đại đoàn kết dân tộc là
mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong các lĩnh vực,
từ đường lối, chủ trương, chính sách đến thực tiễn. Thực tiễn lịch sử dựng nước
và giữ nước của Việt Nam đã chứng minh sức mạnh và ý nghĩa vô cùng to lớn của tinh
thần đoàn kết toàn dân tộc. Có được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc chúng ta có
sức mạnh để chiến thắng những kẻ thù xâm lược và làm nên những kỳ tích
"lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Để
thực thi việc xây dựng đại đoàn kết toàn dân tộc Đại hội XIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đề ra các chủ trương rất cụ thể. Thực hiện tốt chính sách xã hội,
tạo điều kiện cho mọi giai cấp, tầng lớp xã hội phát triển vững mạnh. Cùng với
phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc tăng cường đấu tranh phòng, chống tham
những, lãng phí cũng được Đảng ta xác định là cơ sở để tạo sự đồng thuận xã hội,
đồng thuận giữa nhà nước và nhân dân, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân tộc.
Như
vậy, chúng ta cần nhìn nhận lại một quan điểm riêng của tác giả Trương Nhân
Tuân về xã hội hiện thực, về đánh giá quan điểm đoàn kết dân tộc của Đảng Nhà
nước ta. Có lẽ chỉ một quan điểm riêng của Trương Nhân Tuân không thể đủ sức
làm lay chuyển nhận thức chân lý của cả một dân tộc vốn dĩ đã đi qua biết bao
nhiêu gian khổ, hy sinh để cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước phồn
vinh như ngày nay. Cơ đồ và vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố và tăng
cường, điều đó càng chứng minh tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của Việt Nam
ngày càng trường tồn, phát triển.
VĂN. ĐẶNG
