(Tindautruongdanchu) - Trên trang facebook của VOA ngày
29 tháng 1 năm 2023 có bài viết với tựa đề “Bạn có nhận ra người này?” trong
bài viết nêu lên những quan điểm xuyên tạc và bóp méo sự thật về nhà cách mạng
Lê Đức Thọ; về việc từ chối nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973. Vậy sự kiện
này như thế nào?
Như
chúng ta đã biết Hiệp định Paris được 4 bên kí kết vào ngày 27/1/1973 về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định được kí sau gần 5 năm đàm
phán, gồm 9 chương 23 điều. Đây là thắng lợi to lớn của Nước ta trong nỗ lực chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Đồng thời, kết quả của Hiệp định Paris cũng
đã dánh dấu vai trò rất lớn của ông Lê Đức Thọ - Một trong những học trò xuất sắc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.( với tư cách là “Cố vấn
đặc biệt” của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).
Trên báo Quân đội nhân dân ngày 10/10 năm 2021 có bài
viết Cơn "Chấn động"
khi ông Lê Đức Thọ từ chối, Kissinger "tự hào" nhận Nobel Hòa bình -
Time, New York Times nói gì?”. Theo nội
dung bài báo Năm 1973, trên bàn thương
lượng nhằm mang lại hòa bình thống nhất đất nước cho Việt Nam, ông Lê Đức Thọ
đã có màn đấu trí cân não với cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, tiến sĩ Henry
Kissinger. Cùng năm đó, Giải Nobel hòa bình thế giới đã lựa chọn giữa ông Lê
Đức Thọ và Kissinger… Cuối cùng Hội đồng chuyên gia của giải thưởng danh giá
nhất thế giới này đã chọn cả hai. Thế nhưng, khi hai cái tên được vinh danh,
chỉ có Kissinger bước lên bục danh dự. Ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận
giải thưởng. Trong bài viết của New York Times trích lời ông Lê Đức Thọ "Hòa bình
chưa thực sự thiết lập ở miền Nam Việt Nam. Vì thế, tôi không thể nhận giải
thưởng này". Không ai muốn ngồi vào bàn đàm phán để được nhận giải
thưởng Nobel hòa bình, điều đó không nằm trong suy nghĩ của ông. Đất nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân
lí ấy không bao giờ thay đổi. Đó là lời khẳng định đanh thép của Hồ Chí Minh
với thế giới về một đất nước Vệt Nam toàn vẹn; không tồn tại hai nước Việt Nam.
Dù cho phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải dành cho được độc lập dân tộc,
toàn vẹn lãnh thổ. Đó là tôn chỉ, là mục tiêu mà Đảng ta đã đặt ra để giải
phóng nhân dân hai miền Nam, Bắc khỏi áp bức bóc lột của Đế quốc. Đó cũng chính
là tâm nguyện mà nhà cách mạng Lê Đức Thọ đau đáu trong lòng. Không nhận giải
thưởng với lý do để đánh bóng hình ảnh cộng sản, để làm cho họ trông giống như
những người yêu chuộng hòa bình như quan điểm của bài viết đưa ra là hoàn toàn
sai. “Tôi chỉ có thể "xem xét" nhận
giải thưởng khi Hiệp định Paris được tôn trọng, chiến tranh ngừng lại và hòa
bình thực sự được thiết lập ở miền Nam Việt Nam" New York Times trích lời
ông Lê Đức Thọ. Chúng ta cần độc lập dân tộc để nhân dân được làm chủ
trên chính mảnh đất của mình. Nhưng kẻ thù ra sức đàm áp nhân dân hai miền,
chúng không từ bất kì thủ đoạn nào. Để đạt được hòa bình trên cả nước không còn
cách nào khác ngoài sử dụng vũ trang để chống lại quan đội nhà nghề được trang
bị đầy đủ vũ khí, trang bị.
Hiệp định Paris có điều khoản Mỹ không dính líu quân sự
hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam, để nhân dân Miền Nam
Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình. Nhưng thực tế Mỹ vẫn giữ
lại 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Tạp
chí TIME danh tiếng của Mỹ có viết một bài ngày 25 tháng 10 năm 2015 đã viết
quyết định của Ủy ban Nobel đã "khơi dậy một cơn bão chỉ trích chưa từng
có"."Chỉ có Nhà Trắng là vui vẻ thông báo về sự kiện này. Kissinger
rất vui vẻ khi biết tin, trong khi Tổng thống Nixon thậm chí còn phát biểu cho
rằng giải thưởng này là “sự tưởng thưởng xứng đáng cho nghệ thuật đàm phán của
người Mỹ trong cuộc chấm dứt chiến tranh và mang lại hòa bình ở Việt Nam”, theo
TIME. Sự trơ trẽn của Mỹ còn được các tờ báo chỉ trích như tờ New York Times gọi giải thưởng Nobel năm đó là
“Nobel vì Chiến tranh". Tờ Washington thì cho rằng “người Na Uy thực sự
rất có khiếu hài hước”. Từ đó để thấy được sự kiên định cho chính nghĩa, cho
độc lập dân tộc là vô giá, mang giá trị trường tồn không thế lực nào có thể bôi
đen bóp méo nhà cách mạng lỗi lạc Lê Đức Thọ.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, lịch
sử hơn 4000 năm dựng và giữ nước đã chứng minh điều đó. Trong suốt chiều dài
lịch sử của mình dân tộc Việt Nam chưa một lần đưa quân xâm lược một đất nước
khác mà chỉ đứng lên chống ngoại xâm không nhận giải thưởng Nobel hòa bình không
phải là chiến lược ngoại giao. Trong bức thư ông Lê Đức Thọ trả lời phỏng vấn
của nữ phóng viên hãng thông tấn Mỹ UPI Synvana Foa ngày 15-3-1985 mà thư ký
của ông – Lưu Văn Lợi có ghi chép lại. Lê Đức Thọ nói: "Bây giờ tôi nói về
Giải thưởng Nobel. Chúng tôi biết, Giải thưởng Nobel là một giải thưởng lớn với
thế giới. Từ xưa đến nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng tại sao tôi không
nhận? Tôi không phải có khó khăn như bà nói đâu. Chỉ một điều là ai làm cho hòa
bình? Bà biết rằng đây là giải thưởng Nobel cho hòa bình”. Mỹ tiến hành xâm
lược đất nước tôi 20 năm. Người chống Mỹ và làm cho Mỹ thất bại, giành độc lập
đưa hòa bình cho đất nước và cho cả khu vực này là chúng tôi. Người làm hòa
bình là chúng tôi chứ không phải Mỹ. Trong thư
gửi Ủy ban Giải Nobel, ông Lê Đức Thọ đã phân tích kỹ “Mỹ tiến hành chiến tranh
như thế nào? Nhưng Ủy ban Giải đã đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm
lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người tạo (làm) hòa bình. Coi chúng tôi cũng
như Mỹ. Điều đó là sai lầm và tôi không thể chấp nhận như vậy. Vì vậy tôi đã
không nhận Giải thưởng Nobel!”. Điều đó chứng tỏ sự rạch ròi giữa xâm lược và
chính nghĩa của Lê Đức Thọ chứ không phải cộng sản là những người theo
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, mà là những người chính nghĩa, vì dân, vì nước, vì
độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Hiện nay,
nước ta ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, được các nước
trên thế giới thừa nhận. Đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước
trên thế giới, luôn khẳng định là một nước độc lập, không chọn phe, không chọn
bên mà chọn theo lẽ phải, chọn chính nghĩa. Luôn luôn là bạn, là đối tác tin cậy
với tất cả các nước trên thế giới và lịch sử luôn là một phần của dân tộc và
nhân chứng lịch sử không ai thay thế và xuyên tạc, đó là trường tồn.
NHẬT BÌNH
