(Tindautruongdanchu) - Lợi dụng sự thành công của một số nhà khoa học người Việt trên thế giới và sự tự do ngôn luận của Đảng và Nhà nước ta, một số cá nhân và tổ chức phản động đã cố tình tung ra những bài viết rất thiếu tính thuyết phục, với những lý lẽ hết sức phi lý và vô cùng phản động.
Những
ngày qua, trên trang Facebook của Việt Tân đã đăng tải liên
tục các bài viết về bức ảnh chụp GS Ngô Bảo Châu với Nguyên Thủ tướng Đỗ Mười và về
gia thế của GS Nguyễn Thục Quyên nhằm cố tình lấy đó là một cái cớ để xuyên tạc,
bịa đặt với mục đích nhằm bôi xấu chính sách phát triển nhân tài của Đảng và
Nhà nước ta.
Như chúng ta đã biết, nhân tài
(hay thường gọi là hiền tài) là chỉ một người thể hiện trọn vẹn cả hai mặt “đức - tài”,
tức là người vừa có đức, vừa có tài nổi trội ở trong một cộng đồng người nhất
định, có những cống hiến, đóng góp thực sự cho sự phát triển của cộng đồng đó. Ngay
trong thời đại phong kiến, nước ta đều quan niệm rằng, hiền tài là nguyên khí
của quốc gia, nguyên khí mạnh thì quốc gia hưng thịnh, nguyên khí yếu thì quốc
gia suy yếu. Chính vì vậy mà ngay từ năm 1070, nhà Lý đã cho xây dựng Văn Miếu
ở thành Thăng Long để thờ Khổng Tử, đến năm 1076 lập Quốc Tử Giám và mở khoa
thi đầu tiên. Người đỗ tiến sĩ được khắc ghi vào bia đá đặt trên rùa đá.
Trừ những năm bị đô hộ, chiếm
đóng bởi quân xâm lược phương Bắc thì trong suốt thời kỳ phong kiến, các khoa
thi mở ra (từ năm 1075 đến năm 1919) theo nền giáo dục Nho học, sĩ tử tham gia
thi tự do, có sĩ tử tự học hoặc học ở các trường làng, rồi thi đỗ. Sau khi thi,
người đỗ được bổ nhiệm làm quan tùy theo mức đỗ đạt ở từng khoa thi. Trong quá
trình làm quan, “nhân tài” có thể được thăng - giáng theo kết quả trong hành
động thực tế, nghĩa là cái tài của người đó luôn luôn được kiểm nghiệm, thử
thách trong thực tiễn.
Từ năm 1945 khi nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà được thành lập, Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã luôn quan tâm đến vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Một loạt các chính sách đưa ra như: Quý trọng nhân tài, chú ý phát hiện những
người tài và những người có khả năng trở thành nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng
nhân tài, sử dụng nhân tài, đề ra và thực thi chính sách làm cho nhân tài ngày
càng nhiều, tạo động lực để nhân tài cống hiến có hiệu quả cho đất nước. Chính
chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nhất về vấn đề trên, người đã cảm hoá,
quy tụ, sử dụng được nhiều nhân tài để quản trị, xây dựng đất nước, kể cả những
nhân sĩ, những người trí thức cũ, những quan lại của chế độ phong kiến. Nhân
tài, dưới sự tập hợp của Hồ Chí Minh, là những người yêu nước, vì nghĩa, vì
dân, vì nước. Trong suốt những năm qua, kể cả khi nước ta đang chiến đấu chống
thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ hay trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước
chúng ta đều gửi rất các du học sinh giỏi sang các nước tiên tiến để học tập
bằng ngân sách của Nhà nước, để về phục vụ và phát triển đất nước.
Thực tế đã chỉ ra người hiền
tài có thể do bẩm sinh, do năng khiếu mà có tài nghệ trong một lĩnh vực nào đó;
nhưng phần nhiều người hiền tài do tu dưỡng, tự học tập, tự rèn luyện, qua quá
trình được đào tạo, bồi dưỡng mà nên; có người hội tụ cả hai yếu tố trên chứ
không phải do xuất thân, gia thế của người đó. Rất nhiều nhân tài trên thế giới
cũng có xuất thân nghèo khó, bố mẹ không là những người dân bình thường. Còn GS
Nguyễn Thục Quyên với những thiên phú của mình và sự nỗ lực của bản thân đã có
những thành tựu mà được cả thế giới công nhận, tại sao chúng ta không vinh danh
những phấn đấu đó mà lại cố lèo lái qua chuyện của thế hệ trước. Chỉ có một lý
do duy nhất để giải thích cho bài viết về chuyện này âm mưu của bọn phản động,
lợi dụng sự nổi tiếng của GS Quyên để đạt mục đích hèn hạ của chúng.
Còn nực
cười hơn nữa khi có những kẻ chỉ dựa vào một tấm ảnh đẹp về một nguyên thủ quốc
gia dù bận rất nhiều công việc như cố Tổng Bí Thư Đỗ Mười (khi đó đang là Thủ
tướng chính phủ) vẫn quan tâm chăm lo đến thế hệ trẻ, giành nhiều thời gian để
gặp gỡ, nói chuyện, sẵn sàng lắng nghe những ý kiến của thế hệ trẻ, còn bên kia
là thanh niên tài năng cũng không quên lễ nghĩa trước một người lớn tuổi và
cũng là một hiền tài đi trước của dân tộc, điều này chỉ khẳng định thêm tinh
thần coi trọng nhân tài của dân tộc ta mà bọn chúng có thể vẽ ra cả một câu
chuyện phi lý. Đúng là sụ bôi nhọ trơ trẽn của bọn phản động.
Tôi nghĩ, với những nhà khoa
học chân chính như GS Ngô Bảo Châu hay GS Nguyễn Thục Quyên thì sự phát triển,
hoà bình và tiến bộ của nhân loại là những điều mà họ quan tâm nhất và trong
con người họ vẫn luôn hướng về nhân dân Việt Nam. Họ càng không cho phép ai lợi
dụng hình ảnh và sự nổi tiếng của họ để ảnh hưởng tiêu cực cho quê hương Việt
Nam. Nhất là bọn chỉ
vì mục đích kiếm tiền mà không chừa bất kỳ thủ đoạn nào, lợi dụng mọi thứ một
cách trắng trợn nhất với giọng điệu hết sức ấu
trĩ và phản động.
Vì lợi ích mà sẵn sàng đẩy nước ta vào cảnh mất ổn định chính trị, chia rẽ dân
tộc, dẫn đến các cuộc nội chiến, đảo chính đội lốt “dân chủ” thì tôi tin rằng
với một dân tộc đã từng trải qua quá nhiều đau thương vì chiến tranh và luôn
yêu chuộng hoà bình như Việt Nam thì bất
kỳ người dân Việt Nam và ở bất kỳ đâu trên thế giới đều hiểu, nhận ra và sẽ
không bị những thủ đoạn đê hèn và nham hiểm này đánh lừa và lợi dụng.
THOA.KIM HOÀNG
