(Tindautruongdanchu) - Trên trang facebook của Việt Tân, tác giả Cây Tre đăng bài “Nguyễn Phú Trọng hô hào chống tham nhũng chỉ là mị dân”. Bằng cách ngụy biện vô lối với những luận điệu sặc mùi chính trị của những kẻ phản bội Tổ quốc, độc giả không khó nhận ra mục đích của chúng là gây lầm tưởng trong nhân dân về những thành quả chống tham nhũng ở nước ta, gây mất lòng tin với Đảng, với chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu chính trị chiến lược “diễn biến hòa bình”…
Tham nhũng vẫn là một vấn nạn trầm kha
của mỗi quốc gia, nó tồn tại ở tất cả các nước không phụ thuộc chế độ chính trị
hay đảng nào lãnh đạo. Chẳng hạn như ở các quốc gia: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn
Quốc…không do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng tham nhũng vẫn luôn tồn tại. Trên
các phương tiện thông tin đại chúng mọi người đều biết đến những vụ án lớn về
tham nhũng đã được đưa ra ánh sáng, trong đó có cả những nguyên thủ quốc gia. Việt
Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, tệ nạn tham nhũng còn
tồn tại là vấn đề khó tránh khỏi. Nói như vậy không phải chúng ta thừa nhận sự
tồn tại của nạn tham nhũng, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang nỗ lực để
làm giảm các hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan nhà nước. Vậy mà, tác giả
Cây Tre và Việt Tân lại cố tình cáo buộc tham nhũng ở nước ta do Đảng lãnh đạo
thì thật là vô liêm sỉ, sặc mùi chính trị. Luận điệu đó chúng cố tình ngụy biện
để lừa dối nhân dân, gây hoài nghi lòng tin của nhân dân với Đảng trong công
cuộc phòng, chống tham nhũng nói riêng và sự nghiệp cách mạng nói chung, phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, gây mất ổn định chính trị.
Với
quan điểm “Chống tham nhũng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người
đó là ai”, công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta đã đạt nhiều kết, nhiều
cán bộ kể cả cán bộ cấp cao là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng
thoái hóa biến chất, vi phạm phẩm chất đạo đức bị xử lý. Những vụ án được đưa
ra ánh sáng, những cán bộ thoái hóa biến chất phải chịu sự trừng trị của pháp
luật đã và đang là thức ăn nuôi dưỡng, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng. Vậy thử hỏi tác giả và Việt Tân có phải “luật pháp ở Việt
Nam chỉ có lợi cho quan chức” hay không? Nếu “luật pháp ở Việt Nam chỉ có lợi
cho quan chức” thì liệu những cán bộ thoái hóa biến chất đó có phải chịu trừng
trị của pháp luật? Những cán bộ tham nhũng, tiêu cực bị xử lý thời gian qua đã
chứng minh hệ thống pháp luật ở nước ta là dân chủ, khách quan, mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật. Luận điệu “luật pháp ở Việt Nam chỉ có lợi cho quan
chức và tạo kẽ hở cho các quan chức tha hồ ăn tiền” chỉ là sự cố tình nặn ra để
lừa rối nhân dân, nói xấu chế độ, nhằm đạt được mưu đồ chính trị của chúng mà
thôi.
Nếu tác
giả Cây Tre và Việt Tân thật tâm mong muốn chống tham nhũng, chứ không phải tự
khoác áo đội lốt hoạt động “dân chủ”, thì hãy là người có trách nhiệm với Tổ
quốc, cùng với Đảng, nhà nước và nhân dân đấu tranh với tệ tham nhũng, đoàn kết
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta
luôn tin vào sự thật, tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc phòng, chống
tham nhũng. Tin vào con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Cho dù các thế lực có lộng ngôn, ngụy biện vô
lối thế nào, núp dưới mỹ từ hoạt động “dân chủ” thì cũng không thể lừa rối được
những người con đất Việt yêu nước chân chính.
SƠN. NGUYỄN
