(TinDautruongdanchu)- Mới đây Việt Tân hoảng loạn loan tin “quốc ca” của chế độ Ngụy quyền Việt Nam Cộng Hòa đã bị Bộ Thông tin và văn hóa Việt Nam đăng ký bản quyền về phần nhạc. Việc đó khiến cho những kẻ lưu vong còn sử dụng lá cờ 3 que và “quốc ca” của chế độ Ngụy quyền xưa trở lên hoảng loạn vì không thể sử dụng bài hát này trên các nền tảng mạng xã hội nữa. Nó đã bị chặn bản quyền về phần nhạc. Sự thật như thế nào?
Chúng ta biết rằng “Thanh niên hành khúc” là một ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước Bài hát này được sử dụng một cách bất hợp pháp
(không có sự đồng ý của tác giả), sửa đổi một chút lời để thành bài "Tiếng gọi công dân" - quốc ca của Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1949 đến năm 1975.
Thực tế là Bộ Thông tin và
văn hóa Việt Nam đăng ký bản quyền về phần nhạc bài Tiếng gọi Thanh niên của nhạc
sỹ Lưu Hữu Phước chứ không đăng ký bản quyền bài quốc ca đạo nhạc của VNCH. Vì
là bài hát đạo nhạc nên khi bị chặn bản quyền phần nhạc thì những kẻ lưu vong
chống cộng như Việt Tân không thể sử dụng dù có thay lời thế nào. Một điều nực
cười là chúng ảo tưởng rằng Việt Nam đăng ký bản quyền phần nhạc bài “quốc ca”
của chúng mà không chịu hiểu rằng chính chúng mới là những kẻ đạo nhạc.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước lúc
còn sống đã phản đối việc sử dụng trái phép tác phẩm của ông để làm "quốc
ca" cho các chế độ ở Sài Gòn trước 1975.
Ngay từ năm 1949, nhạc sĩ
Lưu Hữu Phước đã có đơn thư kịch liệt phản đối việc tác phẩm bị sử dụng trái
phép, và sau này, trong thời gian tập kết ngày Bắc đêm Nam, từ thủ đô Hà Nội,
tiếng nói của nhạc sĩ trên làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam liên tục những
lời nặng tiếng nhẹ bác bỏ, kể cả giễu cợt, nhưng bài "Tiếng gọi thanh
niên" của ông vẫn bị đối phương sử dụng trái phép. Sau năm 1975, bản gốc của
bài hát được chính thức lưu hành tại nước Việt Nam dưới tên "Tiếng gọi thanh niên" hay "Thanh niên hành khúc". Những
người Việt hải ngoại chống cộng vẫn tiếp tục sử dụng bản sửa đổi và gọi nó là
"Quốc ca nước Việt Nam Tự do".
Như vậy, luận điệu Việt Nam
“đòi bản quyền quốc ca miền Nam Việt Nam” là cố tình xuyên tạc bịa đặt, một kiểu
ăn cướp “kép”. Đã cướp nhạc, đạo nhạc của nhạc sỹ cộng sản còn la làng là bị cướp.
Việt Tân và đám lưu vong chống cộng nếu còn liêm sỉ thì hãy dừng đạo nhạc bài
“Tiếng gọi Thanh niên” của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước.
-
Mạnh Tuân -
