(Tindautruongdanchu) - Với định kiến chính trị và góc nhìn phiến
diện, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đưa nước ta đi theo
con đường tư bản chủ nghĩa. Do
đó, nhận diện được các âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch là cơ sở rất quan
trọng để chúng ta đấu tranh và phản bác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thực tiễn lịch sử cho thấy,
quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan. Sự ra đời
đó không chỉ là ý chí đơn thuần của các nhà hoạt động cách mạng mà là sản phẩm
của lịch sử. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong, lãnh
tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn JViệt Nam. Qua sự “sàng lọc” khắc
nghiệt của lịch sử những thập niên đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt
Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất dẫn dắt mình đi đến
tương lai hạnh phúc. Như vậy, cần khẳng định rằng, Việt Nam đã từng có thời kỳ
lịch sử nhiều đảng cùng tham gia lãnh đạo cách mạng, nhưng chỉ có Đảng Cộng sản
Việt Nam là cách mạng nhất, chân chính nhất, đủ bản lĩnh lãnh đạo cách mạng nước
ta. Chế độ chính trị một đảng lãnh đạo là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những
trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến
chống xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo
duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những
quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, với định kiến
chính trị và góc nhìn phiến diện, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi
cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam; đưa nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thủ đoạn mà các thế lực
này thường sử dụng đó là xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận
cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chúng ra sức tuyên truyền cho luận điệu “chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời”;
“chủ nghĩa Mác - Lênin là lý thuyết suông về chủ nghĩa xã hội không tưởng,
không có thực”,... Chúng đồng nhất sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông
Âu, Liên Xô với bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó
cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin không còn phù hợp với thế kỷ XXI, không phù hợp
với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay và cần loại bỏ khỏi đời sống tư tưởng chính trị
xã hội. Chúng cũng tầm thường hóa tư tưởng Hồ Chí Minh,… Mục đích sâu xa là phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với vai trò là nền tảng tư tưởng
của Đảng ta.
Không dừng lại ở việc xuyên
tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo,
vai trò cầm quyền của Đảng, các thế lực thù địch, phản động còn ra sức lợi dụng
những tiêu cực nảy sinh trong đời sống xã hội, nhất là tình trạng tham
nhũng,... để gây “nhiễu” dư luận, xuyên tạc bản chất của chế độ; coi những tiêu
cực đó có nguyên nhân là do sự lãnh đạo của Đảng. Nguy hiểm hơn, chúng đưa ra
luận điệu “tham nhũng là hệ quả tất yếu của chế độ độc đảng”; “việc phòng chống
tham nhũng thực chất là đấu đá trong nội bộ Đảng”. Từ đó, các thế lực này lớn
tiếng hô hào đòi “thay đổi chế độ”, thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn
dân và toàn quân ta đang ra sức phấn đấu thực hiện Cương lĩnh của Đảng, Hiến
pháp của Nhà nước, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở
cửa hội nhập quốc tế, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Vì vậy, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, hơn bao giờ hết,
phải quán triệt và thực hiện tốt các vấn đề sau:
Một là, kiên quyết phê phán,
bác bỏ các quan điểm tư tưởng và ý đồ thực hiện chủ nghĩa đa nguyên chính trị,
chế độ đa đảng đối lập; kiên trì và tăng cường đấu tranh phê phán hệ tư tưởng
tư sản, tư tưởng xã hội – dân chủ, chủ nghĩa thực dụng. Kiên quyết bảo vệ Cương
lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, đặc biệt là mục tiêu, lý tưởng, con đường
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; phát triển đường lối đổi mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, mối
quan hệ giữa các thiết chế quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa; có biện
pháp thiết thực củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với các
thành tố trong hệ thống chính trị và nhân dân.
Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát
các tổ chức đảng, đảng viên chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, quy định
của Đảng và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với sai phạm.
Ba là, tiếp tục nghiên cứu một
cách có hệ thống những luận điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng để luận chứng bác bỏ có sức thuyết phục từng luận điểm. Trên cơ sở đó, huy
động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng hợp thành trên mặt trận
tư tưởng – văn hóa tiến hành phản bác kịp thời, có hiệu quả các quan điểm sai
trái, thù địch, với các luận điệu phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; vạch trần thủ đoạn thổi phồng những sơ hở, yếu kém của Đảng, Nhà
nước ta trong công tác xây dựng Đảng, trong quản lý kinh tế – xã hội nhằm kích
động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước và xã hội đang đặt ra những yêu cầu mới rất cao và toàn diện, song còn
nhiều khó khăn, thách thức, trở ngại. Nhưng, với bản lĩnh đã được tôi luyện
trong thực tiễn cách mạng, nhất định Đảng ta sẽ vượt qua, làm tốt sứ mệnh lịch
sử mà dân tộc và nhân dân giao phó. Mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá nhằm làm mất
uy tín, danh dự, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội
nhất định sẽ thất bại.
THANH SƠN
