Theo KCTĐ - 30/4/1975 là chiến thắng vĩ đại là cơ sở quan trọng
để non sông ta thu về một mối. Nhưng một bộ phận người gốc Việt sống ở nước
ngoài lại hậm hực coi dịp 30/4 là “ngày hận, tháng đen” và tổ chức kỷ niệm sự
kiện này theo cách riêng của họ. Có lẽ do chưa thấm hết lịch sử Việt Nam hoặc
bị các thế lực nào đó lừa phỉnh nên họ vẫn coi cuộc kháng chiến chống Mỹ như
một cuộc nội chiến. Theo họ, cái chính thể mang tên “Việt Nam Cộng hòa” là hoàn
toàn hợp pháp và sự sụp đổ của chế độ đó là do sự “cưỡng chiếm” từ miền Bắc.
Trước các luận điệu hoặc ngộ nhận này, chúng
ta cần nhìn lại lịch sử thấy rõ chế độ Việt Nam Cộng hòa cùng hai công cụ bạo
lực của nó là Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
để thấy rõ bản chất của nó và những sự thật không thể phủ nhận. Có thể nói,
ngay từ đầu, chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã không có một cơ sở pháp lý vững
vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp
trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một “sáng tạo” thuần túy của người
Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ.
Trong
khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn
lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám của muôn triệu con
dân đất Việt trước khi bất kỳ một lực lượng quân Đồng minh nào vào giải giáp
quân Nhật. Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã tiến
hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc
với sự tham gia của đông đảo đồng bào và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được
thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ
mới khai sinh. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành những sắc lệnh,
những văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ từ Bắc chí Nam.
Theo Hiệp định Geneva, Việt Nam chỉ tạm thời
bị chia cắt làm 2 miền, giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời và không phải là
biên giới quốc gia. Theo Hiệp định này, hai bên sẽ tiến hành hiệp thương để
thống nhất đất nước trong năm 1956. Tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm - do CIA (Mỹ)
“tìm thấy” và đưa về Việt Nam làm Thủ tướng của chính phủ bù nhìn Bảo Đại - đã
tuyên bố không có tổng tuyển cử gì hết, trắng trợn vi phạm Hiệp định Geneva, và
đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Theo thời gian, chính thể Việt
Nam Cộng hòa ngày càng thối nát với tệ nạn tham nhũng, các cuộc đấu đá nội bộ
và các cuộc đảo chính quân sự. Chế độ này không đại diện cho lợi ích dân tộc và
trên thực tế đã bị nhân dân và lịch sử quay lưng lại.
Chính thể Việt Nam Cộng hòa là phi pháp nên các công cụ bạo lực
của nó cũng chỉ là lực lượng phản dân hại nước, đang tâm làm tay sai cho các
thế lực ngoại bang. Trong “cuộc chiến vì tự do”, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã
sát cánh và tiếp tay cho “ông chủ” của mình là quân viễn chinh Mỹ - những kẻ đã
phạm nhiều tội ác phi nhân tính như hãm hiếp phụ nữ Việt Nam, thảm sát dân
thường, sử dụng chất độc da cam, sử dụng bom napalm và các loại bom chùm có sức
sát thương tàn bạo…
Những người lính tham gia trong Quân lực Việt
Nam Cộng hòa bao gồm những người con đất Việt máu đỏ da vàng, mang trong mình
các nét văn hóa Việt. Tuy nhiên họ đã không phát huy được sức mạnh của văn hóa
và truyền thống tổ tiên, vì họ đã sống trong môi trường tha hóa và thiếu chính
danh của Việt Nam Cộng hòa, đã lầm đường lạc lối, đã bị lừa dối, bị ép buộc,
hoặc đơn giản là hành động chỉ vì miếng cơm manh áo.
Như vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn
rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam 1955-1975 không phải là nội chiến mà là cuộc
kháng chiến chính nghĩa do toàn dân tiến hành chống lại ngoại xâm và tay sai. Chúng ta cần phải đề cao cảnh giác thường
xuyên nghiên cứu nắm chắc những thông tin trên các phương tiện, để phát hiện và
đấu tranh vạch mặt, làm thất bại những ý đồ đen tối của các thế lực thù địch đã
sử dụng những luận điệu xuyên tạc nguy hiểm này làm phương tiện chống phá sự
đoàn kết dân tộc. Để bảo vệ quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng và chính
sách pháp luật Nhà nước và bảo vệ hình ảnh trong sáng “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng
Nhân dân Việt Nam.
TÀI HIẾN
