Theo KTS - Lợi dụng vụ việc của ngân hàng MSB, thời gian
qua Việt Tân đã cho đăng tải nhiều bài viết với ý đồ nói xấu, bôi nhọ uy tín của
Đảng và nhà nước ta. Điển hình là bài viết đăng trên trang Facebook Việt Tân
ngày 28/3/2024 với tiêu đề: “Việt Nam: cướp và lừa đảo ở khắp mọi nơi mà dân là
nạn nhân”. Thực tế đây chỉ là vi phạm của một cá nhân là bà Bùi Thị Hoài Anh
giám đốc chi nhánh ngân hàng MSB Thanh Xuân, nhưng Việt Tân lại cố tình vơ đũa
cả nắm, quy chụp cho rằng đó là bản chất của Nhà nước Việt Nam.
Để không bị những luận điệu đó đánh lừa ta cần nắm rõ như
sau:
Thứ
nhất, chúng ta phải hiểu bản chất của vụ việc, theo nguồn tin từ báo VN Express
cho hay trong quá trình tra soát hoạt động, đánh giá cán bộ định kỳ tại các chi
nhánh, ngân hàng đã phát hiện có dấu hiệu bất thường về việc một số cán bộ,
nhân viên với một nhóm khách hàng có quan hệ mật thiết với nhau trước khi tham
gia MSB. Vì vậy ngân hàng đã chủ động trình báo công an để điều tra, qua đó hồi
tháng 10/2023 cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội tiếp nhận tin báo của
Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) về việc phát hiện bà Hoài Anh có dấu hiệu chiếm
đoạt của khách hàng 165 tỷ đồng. Mở rộng điều tra, cảnh sát xác định bà Hoài
Anh có hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản của 8 bị hại với tổng số tiền 338 tỷ
đồng. Tạm thời cơ quan An ninh điều tra chưa phát hiện thêm đồng phạm của bà
này. Qua vụ việc được báo chí nêu rõ chúng ta cũng thấy rằng bản chất của vụ việc
là của cá nhân bà Bùi Thị Hoài Anh chấp hành không nghiêm Pháp luật của Nhà nước,
đã bị phía ngân hàng phát hiện và tố cáo chứ không phải là do các tổ chức Ngân
hàng hay của “nhóm lợi ích” nào đó như lời của Việt Tân rêu rao.
Thứ
hai, sau khi nhận được thông tin tố giác tội phạm của Ngân hàng MSB, sau thời
gian khẩn trương xác minh ngày 18.10.2023 cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt
tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh. Qua đó cho chúng ta thấy lực lượng chức năng đã
và đang làm tốt chức năng của mình để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân chứ
không phải “cấu kết” để hại dân như lời lẽ rêu rao vô căn cứ của Việt Tân.
Thứ
ba, phải khi có kết luận của cơ quan điều tra chúng ta mới biết trách nhiệm của
ngân hàng hay cá nhân Giám đốc MSB Chi nhánh Thanh Xuân. Theo đó nếu chứng minh
được Giám đốc MSB Chi nhánh Thanh Xuân tự ý chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng
do mình quản lý, có nghĩa là người này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm
đoạt tài sản của các cá nhân do ngân hàng quản lý, thì có thể xác định được tội
tham ô tài sản. Khi đó, ngân hàng làm mất tiền của khách hàng thì ngân hàng sẽ
phải có trách nhiệm trả lại cho khách. Tuy nhiên, nếu trong vụ việc này, Giám đốc
MSB Chi nhánh Thanh Xuân dùng thủ đoạn gian dối để lừa khách hàng ký vào giấy tờ
nào đó để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền, thì có thể thoả mãn tội danh Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Khi đó, nạn nhân sẽ phải đòi tiền từ chính Giám đốc MSB Chi
nhánh Thanh Xuân, chứ không phải đòi tiền từ ngân hàng. Tại thời điểm hiện tại Cơ
quan điều tra vẫn đang tích cực làm rõ vụ việc nhằm bảo vệ lợi ích của người
dân theo đúng quy định của pháp luật chứ không phải như lời lẽ bịa đặt vô căn cứ
của bè lũ Việt Tân.
Qua vụ việc trên cho chúng ta thấy rằng tổ chức Việt Tân
có rất nhiều những chiêu trò để nhằm lôi kéo, kích động, nói xấu, bôi nhọ, hạ
thấp uy tín của các tổ chức nhất là lực lượng cán bộ Đảng và Nhà nước qua những
lời lẽ bẻ sai sự thật thiếu hiểu biết. Như vậy, khi chưa có kết luận của cơ
quan chức năng chúng ta không nên kết luận một cách vội vàng, cũng không nên
tin vào những lời bịa đặt của Việt Tân nhằm gây hoang mang dư luận, làm mất niềm
tin của nhân dân với Đảng, với chế độ; bởi khi điều đó diễn ra đồng nghĩa với
việc Việt Tân đã thắng lợi trên con đường phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Mỗi bạn đọc chúng ta phải có nhìn nhận đúng đắn đối với những thông tin trên
các trang mạng xã hội, để không bị những chiêu trò của những kẻ chống phá đánh
lừa, và ngược lại chúng ta phải tích cực bình luận để đấu tranh và bẻ gãy những
luận điệu sai trái của chúng.
HỒNG KHANH
