Theo
KQSC - Trong những năm qua hội nhà
báo Việt Nam đã thực sự đại diện cho quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp
pháp của những người làm báo Việt Nam, góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực
sự là tiếng nói của Đảng, nhà nước, của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của
nhân dân.
Báo
chí là kênh thông tin quan trọng là phương tiện, là công cụ đắc lực của Đảng,
nhà nước trong việc lãnh đạo quản lý và điều hành đất nước, là diễn đàn của
nhân dân. Báo chí luôn bám sát thực tiễn, phản ánh tiến trình vận động của cuộc
sống kịp thời nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
Thông qua báo chí nhân dân được bày tỏ ý kiến của mình với Đảng, với nhà nước.
Mặt khác nhân dân thể hiện sự tin tưởng vào cơ quan ngôn
luận bằng những hành động thiết thực như phát hiện đấu tranh chống tiêu cực
thông qua báo chí.
Ngày18/3/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh Hội nhà báo Việt Nam
tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2024 và
sơ kết 3 năm (2021-2023) triển khai thực hiện quyết định 558/QĐ-TTg của thủ tướng
chính phủ. Hội nghị có sự tham gia của hơm 500 đại biểu đại diện cho hơn 25.000
hội viên nhà báo cả nước.
Trong báo cáo tổng kết Đ/c Nguyễn Đức
Lợi - Phó chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam đã nêu rõ những thành tựu
mà hội nhà báo Việt Nam đã đạt được năm 2023 những khó khăn, thách thức và
phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Cùng ngày Hội nhà báo Việt Nam tổ chức
hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 558 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật,
báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm
báo chí có chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2021 - 2025.
Tuy nhiên nhân cơ hội này ngày 30/3/2024 trên trang mạng xã hội Việt Tân, tác
giả Thiện
Nhân viết: “Báo
chí Việt Nam thiếu tự do, thiếu độc lập và thiếu khách quan”. Lợi
dụng vào báo cáo của hội nghị đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới nội dung,
phương thức để tăng thêm tính hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả của tổ chức Hội
Nhà báo; thì người này cho rằng “Đổi mới” này phải được hiểu là “phục vụ toàn
phần cho nhà cầm quyền, không phải là sự độc lập hay khách quan”; rằng “Đảng cộng
sản Việt Nam chi rất nhiều tiền cho công tác tuyên truyền nhưng vẫn thất bại
trong việc thu hút người dân. Nhiều nhà báo bị bỏ tù không muốn làm bồi bút cho
nhà cầm quyền.”
Những
luận điệu trên đã xuyên tạc hoàn toàn nội dung, phương châm, phương
hướng của hội nghị; phủ nhận thành tựu mà hội nhà báo
đã đạt được
trong những năm qua. Cần khẳng định rằng, đây là những chiêu trò cũ rích nhằm
phát tán tin sai sự thật, quy chụp, xuyên tạc về báo chí, tự do ngôn luận ở Việt
nam. Đồng thời lôi kéo một bộ phận kém hiểu biết, tiêu cực, bất mãn vào cổ súy
với những bình luận kiểu như: “Cộng sản độc tài, độc quyền làm gì tự do cho dân
mà thiếu, cộng sản chỉ có thống trị mà thôi”; “Báo chỉ để cho Đảng đọc…”
Chúng
đâu có hiểu rằng quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của dân điều đó đã được
thể hiện rõ trong các quy định của pháp luật. Điều 25, Hiến pháp năm (2013) của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật báo chí 2016 đã ghi: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện
quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí,…”
Thực tiễn trong những năm vừa qua đã chứng minh cho chúng ta
thấy quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được tôn trọng, bảo đảm, duy trì
và thực thi tốt nhất vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
ĐÌNH NGỌC
