Theo KCTĐ - Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự lựa
chọn đúng đắn, nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta và Nhân dân ta;
trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng Việt Nam. Nhờ đó,
cách mạng Việt Nam đã giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là
những thành tựu to lớn trong gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới.
Trong bài viết“Tự hào và tin tưởng
dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng
giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, Tổng Bí thư đã khái quát: Ngay từ
khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là con đường của cách mạng Việt Nam để thực hiện
khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trên
con đường đi tới mục tiêu, lý tưởng đó, chúng ta đã phải vượt qua nhiều chông
gai, không ít khó khăn, thách thức, “thù trong giặc ngoài” sự chống phá quyết
liệt của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, hòng xuyên tạc, phá
hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Mặc dù vậy, Đảng ta luôn thể hiện sự sáng suốt, linh hoạt
trong việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tổng Bí thư khẳng định: “Đảng ta đã tích luỹ và đúc rút được nhiều bài
học quý báu, hun đúc nên những truyền thống vẻ vang mà hôm nay chúng ta có
trách nhiệm phải ra sức giữ gìn và phát huy. Đó là truyền thống trung thành vô
hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh”.
Độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
và xu thế phát triển của thời đại. Song, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cũng
gặp phải muôn vàn khó khăn, thử thách trên con đường hiện thực hóa mục tiêu
này. Thông qua bài viết của TBT, một số thách thức cơ bản có thể kể đến như: Thứ
nhất, thách thức từ toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển của khoa học – công nghệ và các thách thức
an ninh phi truyền thống; thứ hai,
thách thức từ những khó khăn trong nước và sự chống phá của các thế lực thù
địch. Tổng Bí thư nhận định: “Ở trong
nước, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn”; trong
khi đó, các thế lực xấu, thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng tình hình này để
đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ chúng ta nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ
ta.
Quán triệt những chỉ dẫn của Tổng Bí thư, để tiếp tục đường lối đổi mới của Đảng, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tôi mạnh dạn đề xuất 4 nội
dung biện pháp cụ thể: một là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục,
đồng thời nghiên cứu bổ sung, làm rõ những vấn đề mới đang tác động đến mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hai là, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng, bảo vệ độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; ba
là, coi trọng công tác xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; bốn là, đẩy mạnh đấu tranh với các quan điểm sai
trái, thù địch về mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững
chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu nhất quán của cách mạng Việt Nam. Quan điểm này
cần được quán triệt sâu sắc trong toàn xã hội thông qua việc đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục với những hình thức đa dạng. Trong đó, cần đặc biệt chú
ý làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiên định mục tiêu, lý tưởng, con
đường đã lựa chọn để toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân ta
đang nỗ lực thực hiện. Từ đó, tạo động lực, khơi dậy ý chí, khát vọng và sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam
giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng.
VIỆT PHƯƠNG
