Theo
KCTĐ - Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực hiệu
quả hoạt động giám sát của Quốc hội nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước, góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp cán bộ
thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu rèn luyện, nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác, làm cơ spở để cơ quan tổ chức có thẩm quyền, xem xét
quy hoạch, đào tạo, bồi giữa bố trí, sử dụng cán bộ.
Tuy nhiên, lợi dụng
việc này, các thế lực thù địch ra sức công kích, xuyên tạc, đánh đồng bản chất vấn
đề. Chúng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm trên chỉ mang tính hình thức mà không
giải quyết vấn đề gì và xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Đây là những luận điệu hết sức xảo trá của những kẻ có mưu đồ chống phá Đảng, Nhà
nước. Có thể thấy những luận điệu trên nhằm kích thích sự quan tâm của công chúng,
cung cấp những thông tin sai lệch để đánh lừa nhận thức dư luận về việc lấy phiếu
tín nhiệm; tìm cách làm xói mòn niềm tin của cử tri, nhân dân về việc lấy phiếu
tín nhiệm, xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta. Việc xuyên tạc công tác lấy phiếu tín nhiệm
là vấn đề không mới, được dùng đi dùng lại nhiều lần, nhất là vào dịp Đảng, Quốc
hội ra các quy định, nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm thì những ngôn từ bịa đặt,
những bài viết, video, hình ảnh sai trái, xuyên tạc lại được dịp “bung nở” trên
các trang mạng xã hội. Tuy là trò cũ nhưng âm mưu, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, thâm
độc, nếu không tỉnh táo nhận diện thì rất dễ rơi vào cái bẫy do các thế lực thù
địch, phản động giăng ra.
Trên thực tế, việc
lấy phiếu tín nhiệm không phải là hình thức mà nó có ý nghĩa to lớn đối với các
cơ quan, tổ chức và cá nhân người được lấy phiếu tín nhiệm. Đối với cơ quan, tổ
chức có cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm là dịp để rà soát, đánh giá một phần cán
bộ để có các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công tác cán bộ thông qua mức
phiếu lấy tín nhiệm. Đối với người lấy phiếu tín nhiệm, thông qua mức độ tín nhiệm
để tự kiểm tra lại quá trình công tác, rèn luyện; giúp cá nhân tự soi, tự sửa, hoàn
thiện bản thân hơn. Đối với các chức danh chủ chốt thì việc lấy phiếu tín nhiệm
càng có giá trị đặc biệt khi không chỉ giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý,
điều hành, phương pháp, tác phong công tác của bản thân cá nhân, mà còn lan tỏa
tinh thần cống hiến đối với các bộ, ngành, bộ phận, khối do mình phụ trách.
Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu tín nhiệm
không đánh đồng với quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta hiện nay. Cá nhân dù có mức độ tín nhiệm cao nhưng để xảy
ra những vi phạm làm thiệt hại cho nền kinh tế, phá vỡ chiến lược và kế hoạch phát
triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho Nhà nước và người dân; gây ra sự bất bình,
bức xúc trong dư luận xã hội và nghiêm trọng hơn là làm suy giảm, xói mòn niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, với chế độ thì cá nhân đó phải bị xử lý vi phạm. Nó thể
hiện tính nghiêm minh của pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, góp phần
rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đặc biệt là đã từng bước lấy lại và củng cố
niềm tin của nhân dân, đồng thời làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát
triển đất nước.
Tại Hội nghị toàn quốc
tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 – 2020, đồng chí Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khẳng
định: “Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không
ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự
nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch,
vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm
và kiên quyết làm”.
Hiện nay, những vi phạm trong công tác
cán bộ của cấp ủy, tổ chức đảng, chi bộ và cán bộ, đảng viên rất đa dạng, phức tạp,
với phạm vi, tính chất, quy mô, mức độ khác nhau ở từng cấp, từng loại hình tổ chức
đảng. Xuất phát từ vị trí “then chốt của then chốt”, công tác cán bộ ngày càng được
coi trọng hơn, đúng mức hơn với vị trí, vai trò, cách làm, quy định mới, hiệu quả
cao hơn, gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết ngăn
chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bất kể
người đó là ai; không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng
định: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp
dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Kết quả lấy phiếu
tín nhiệm của quốc hội vừa qua, một lần nữa cho thấy hiệu quả cao trong hoạt động
của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ta. Nhưng kết quả lấy phiếu tín nhiệm
cũng gắn liền với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây là việc làm thường
xuyên, kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, nhằm mục đích xây dựng Đảng ngày càng trong
sạch, vững mạnh.
Như vậy, ý kiếnp cho
rằng việc lấy phiếu tín nhiệm mang tính hình thức là hoàn toàn sai trái, phản động
và nguy hiểm. Do đó, trước những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng chúng ta cần chủ động nhận diện, đấu tranh, bác bỏ bằng những luận cứ thật
sự khoa học; đồng thời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, để không phụ lòng
của Nhân dân đã trao trọn, gửi gắm niềm tin vào Đảng.../.
NGỌC
TRÌU
