KCTD - Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh
tụ kính yêu của dân tộc, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho
sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân. Người đã để lại tài sản vô giá là tư
tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao cả, kết tinh những giá trị
truyền thống của dân tộc và thời đại. Tư tưởng của Người
là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi.
Đã 55 năm Chủ tịch
Hồ Chí Minh đi xa, nhưng hình ảnh của Người vẫn vô cùng thân thuộc, gần gũi với
với đồng bào cả nước. Trong những ngày này, nhớ Bác mỗi người dân đất Việt dành
những tình cảm tốt đẹp nhất dâng lên Bác và nguyện làm theo những lời Người dạy,
đồng sức, đồng lòng xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, để cuộc sống ngày
càng ấm no, hạnh phúc. Những tâm tình, suy nghĩ của đồng bào các dân tộc Việt
Nam bao năm qua vẫn luôn thể hiện sự kính yêu, niềm tự hào về Bác Hồ -
Vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân, danh nhân văn hoá thế giới. Hình ảnh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam...
Hồ Chí Minh
Người đã quyết
hy sinh
Cho Việt Nam độc
lập
Cho thế giới hòa
bình
Vì nhân loại
Người quyết dâng
xương máu
Vì giang sơn
Người quyết dứt
gia đình
Hồ Chí Minh, trọn
đời Người đã hòa chung cùng đất nước, không gợn chút riêng tư. Cả thế giới
nghiêng mình thán phục trước tài năng, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị,
tình yêu thương bao la của Người.
Tôi sinh ra, lớn
lên khi Bác đã đi xa, tôi chỉ biết về
Người qua những trang sách, bài hát, vần thơ và lời kể của những người đi trước.
Nhưng với tôi, hình ảnh Người thiêng liêng, vĩ đại song cũng rất gần gũi bởi những
lời Người căn dặn, tấm gương mẫu mực của Người luôn là kim chỉ nam dẫn đường
cho tôi trong quá trình phấn đấu, trưởng thành.
Khi khó khăn tôi thường nhớ đến bài "Giã gạo" của Người để tiếp
tục cố gắng:
Gạo đem vào giã
bao đau đớn
Gạo giã xong rồi
trắng tựa bông
Sống ở trên đời,
người cũng vậy
Gian nan rèn luyện
mới thành công.
Khi có niềm vui,
là lời Bác dặn: "nghĩ đến những người đói khổ", lại hiện về. Là thanh
niên, tôi hiểu sâu sắc lời Bác dạy: "Thanh niên ta phải cố gắng học... Muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hóa,
chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và
công tác hàng ngày... Học đi đôi với hành", "Thanh niên cần phải chống
tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống
tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là
lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ... Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe
khoang", vì đó là những thói xấu kìm hãm chí tiến thủ của thanh niên.
Khi đã là cán bộ,
đảng viên tôi càng thấu hiểu rõ hơn lời Người dạy về vai trò quan trọng đặc biệt
của đạo đức đối với đời sống xã hội, đối với mỗi người. Đạo đức là một bộ phận
quan trọng trong nền tảng tinh thần xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định của xã
hội, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển. Đối
với con người, đạo đức là nguồn nuôi dưỡng, giống như gốc của cây, ngọn nguồn của
sông suối, cây không có gốc thì cây héo, sông không có nguồn thì sông cạn, người
không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không thể lãnh đạo được nhân dân.
Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng người thực sự có đạo đức thì bao giờ cũng cố gắng học
tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn
sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vươn lên trước. Đây cũng chính là bài
học lớn nhất, sâu sắc nhất và cũng là bài học mà tôi thích nhất qua việc thực hiện đẩy mạnh Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
VIỆT QUANG
