KCTD - Dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội lần thứ II
của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên một Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu", buộc Pháp phải ký vào Hiệp định Giơnevơ tôn trọng độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, thì Đại hội lần thứ III
của Đảng là cơ sở tiền đề, cổ vũ dân tộc Việt Nam vùng lên, từng bước đánh cho
Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào, giải phòng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Với đặc điểm nổi bật của nước ta sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời
chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau. Vì vậy, toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tiến hành đấu tranh chính trị, đòi Mỹ, Diệm
thi hành đúng những điều khoản đã được ký kết. Vì vậy, từ 1954 đến cuối năm
1960, sự nghiệp cách mạng ở hai miền nước ta có những bước tiến quan trọng. Ở
miền Bắc, công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa với các thành
phần kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng. Ở miền Nam, cuộc đấu tranh
chống Mỹ - Diệm đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong phong trào
"Đồng khởi" (1959 - 1960), làm lung lay chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Trước
kết quả đạt được, sau 30 năm hoạt động trong điều kiện bí mật và chiến tranh, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội
từ ngày 5-9-1960 đến ngày 10-9-1960.
Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đại
hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà
bình thống nhất nước nhà". Thực chất, chính là: Đường lối tiến hành đồng
thời hai chiến lược cách mạng hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc giữ vị
trí vai trò quyết nhất đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, đối với sự
nghiệp thống nhất nước nhà. Miền Bắc đi lên CNXH trở thành hậu phương lớn của
tiền tuyến lớn miền Nam; chuẩn bị những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội và
là tấm gương lớn đến nhân dân miền Nam đấu tranh "đánh cho Mỹ cút, đánh
cho nguỵ nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, cùng miền Bắc đi quá độ
lên CNXH.
Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân (DTDCND) ở miền Nam giữ vị trí quyết
định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Cách mạng ở hai miền, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, nhưng
có mối quan hệ biện chứng, cùng giải quyết một mâu thuẫn chung: mâu thuẫn giữa
nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai; thực hiện mục tiêu chung trước mắt
là hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Đây chính là đường lối chưa có tiền lệ trong lịch
sử nhân loại, chỉ duy nhất có ở Việt Nam.
Bởi, đường lối này được Đảng Lao động Việt Nam vận dụng sáng tạo tư tưởng
cách mạng không ngừng của chủ nghĩa chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam và đặc điểm nổi bật, vị trí, vai trò của hai miền. Miền Bắc đã hoàn thành
cách mạng XHCN, quá độ lên CNXH, làm nghĩa vụ hậu phương lớn trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, chi viện cho miền Nam; miền Nam chưa hoàn thành cách mạng DTDCND,
phải tiến tục đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà, cùng miền Bắc quá độ lên CNXH.
Với đường lối cách mạng, khoa học, sáng tạo của Đảng ta tại Đại hội lần
thứ III, dân tộc Việt Nam đã từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh kiểu
mới của Mỹ, nêu cao phương châm "chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng
liêng hàng đầu của cả dân tộc", làm nên khúc khải hoàn ca năm 1975,
non sông thu về một mối cả nước quá độ lên CNXH, điều mà Đông Đức, Tây Đức; Bắc
và Nam Triều Tiên đến nay vẫn chưa thực hiện được! Đó là minh chứng, cũng chính
là thành tựu quan trọng nổi bật của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đoạ của Đảng,
đồng thời chống lại các quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch,
cho rằng: thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, chính là thắng lợi
của tình hữu nghị Việt Nam - Trung - Xô. Chúng ta cần nhận thức đúng đắn rằng:
nhân tố quyết định trực tiếp đến thắng lợi ấy chính là đường lối tiến hành đồng
thời hai chiến lược cách mạng hai miền do Đại hội III của Đảng đề ra.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đánh dấu một bước phát
triển mới của cách mạng nước ta. Với đường lối tiến hành đồng hai chiến lược cách
mạng hai miền, Đại hội không chỉ là nguồn ánh sáng soi đường chỉ lối, cơ sở vững
chắc để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối,
tiến lên xây dựng CNXH ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng
miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà, non sông thu về một mối, cả
nước đi lên xây dựng CNXH, mà còn là mạch nguồn để Đảng ta tiếp tục xác định rõ
hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay: Xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và sẫn sàng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây là hai nhiệm
vụ bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam hiện nay. Thực hiện thắng lợi hai nhiệm
vụ này đồng thời cũng chính là thực hiện thắng lợi mục tiêu khát vọng Việt Nam
phát triển hùng cường. Qua đó, chống lại các quan điểm sai trái thù địch, tuyệt
đối hoá một trong hai mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta đã và đang thực hiện.
HỒNG NHUNG
