(Tindautruongdanchu) - Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng bất khả xâm phạm. Thời gian qua, dù cho Trung Quốc có dùng trăm phương ngàn kế để hiện thực hóa "Đường lưỡi bò", độc chiếm biển Đông, muốn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, thì dân tộc Việt Nam luôn "chung sức, đồng lòng", đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra sức mạnh, quyết tâm bảo vệ và khẳng định rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Biển Đông không chỉ cung
cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế
cao và là nơi thuận lợi giao thương đối với các nước liên quan... mà còn đóng
vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cả trong
lịch sử, hiện tại và tương lai. Vì vậy, nhiều quốc gia muốn "thâu tóm, độc
chiếm" Biển Đông, biến nơi đây thành cái "Ao" nhà mình, trong đó,
có Trung Quốc.
Với công hàm ngày 7/5/2009, Trung Quốc chính thức
công bố bản đồ “đường lưỡi bò” với toàn thế giới. “Đường lưỡi bò” hay "Đường
9 đoạn" này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong Vịnh Bắc Bộ, chạy xuống phía Nam chiếm trọn các
quần đảo Đông Sa, (Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam), bãi ngầm Trung Sa và có
điểm giới hạn phía Nam là vĩ tuyến 40 và sau đó
chạy ngược lên phía Bắc theo hướng song song với bờ biển phía Tây Sabah của
Malaysia và Palawan, quần đảo Luzon của Philippines, kết thúc tại khoảng giữa
eo biển Bashi (Ba Sĩ) nằm giữa Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines... nhằm khẳng
định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông từ thời kỳ cổ đại đến nay.
Song, cả về lịch sử cũng như pháp lý, Trung Quốc không đủ bằng chứng chứng minh xác lập chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hơn nữa, Việt
Nam có đầy đủ bằng chứng chứng minh Việt Nam đã quản lý hiệu quả hai quần đảo
này từ thời kỳ phong kiến. Hai quần đảo này là đơn vị hành chính trong hệ thống
tổ chức hành chính của Nhà nước Việt Nam từ thời phong kiến. Hơn nữa, sau thất
bại trong cuộc chiến pháp lý với Philippines tại Tòa Trọng tài quốc tế, các học
giả Trung Quốc tiếp tục đưa ra học thuyết "Tứ Sa", cho rằng "đường
lưỡi bò" là một đường biên giới biển của Trung Quốc. Điều đó trái hoàn
toàn với quy định tại Điều 2 của Công ước Liêp Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)
năm 1982: quy định ranh giới ngoài của lãnh hải không được vượt quá 12 hải lý
tính từ đường cơ sở do quốc gia xác định không được trái với quy định của công
ước này.
Như
vậy, cả về lịch sử và pháp lý đã phủ định "sạch trơn" "Đường
lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, Đảng, Nhà nước ta thời
gian qua luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nhất quán đường lối ngoại giao "Dĩ
bất biến, ứng vạn biến". Việt Nam khẳng định cam kết
giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, nhưng cứng rắn về nguyên tắc. Câu
nói của liệt sĩ Trần Văn
Phương đã hô to trước khi hy sinh: “Thà
hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền
thống của Quân chủng hải quân anh hùng. Tổ quốc Việt Nam muôn năm”... đã khẳng định điều đó.