Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, November 15, 2018 , 0 bình luận

Gs, Viện sỹ Phan Huy Lê, nguyên Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam có một người anh trai Phan Huy Quát từng giữ cương vị Thủ tướng trong Chính quyền ngụy quân Việt Nam Cộng hòa thời đệ nhị. Ông Quát từng là thành viên Đại Việt Quốc dân Đảng, đảm nhiệm các chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng Quốc gia Việt Nam trước khi làm thủ tướng nguỵ quân Việt Nam Cộng hòa từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965.

Kẻ phản bội Tổ quốc Nguyễn Văn Đài sang Đức 'tị nạn chính trị' chỉ để viết blog?

Sau ngày 30/4/1975, dù có nhiều nợ máu với cách mạng và người dân, song ông Quát không ra trình diện để tham gia cải tạo cùng như chịu sự giám sát, quản lý của chính quyền cách mạng. Ông ta trốn tránh những mong sự việc sẽ rơi vào quên lãng và không bị xử lý. Nhưng thật không may cho ông ta, ngày 16/8/1975 ông bị bắt trên đường vượt biên sang nước ngoài định cư. Và do có tiền sử bị bệnh trước đó, nên chưa đầy bốn năm sau ông chết trong nhà tù Chí Hòa – 27/4/1979.


Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ một lí do chính thức nào xung quanh chuyện ông Phan Huy Lê trở cờ và tiến tới công nhận, hợp thức hóa cho chế độ “Việt Nam Cộng hòa” khi bỏ danh xưng “ngụy quân, ngụy quyền” trong bộ lịch sử mới được ra mắt dày 15 tập.
Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của GS Phan Huy Lê đối với nền sử học của nước nhà, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vị GS này giữ trọn tính khách quan, vô tư trong viết sử. Rất có thể vì tình riêng và mong muốn phục hồi, “vinh danh” người anh trai quá cố của mình, vị Gs đã phạm sai lầm. Và tất nhiên, có thể hiểu những vị như PGS.TS Trần Đức Cường và các cộng sự tham gia bộ sách vì nể Gs Phan Huy Lê hay có thêm các yếu tố nhạy cảm nào khác mà trở nên đồng lõa và chấp nhận một điều mà đa phần dư luận đều không chấp nhận được.
Dòng họ Phan Huy tại Hà Tĩnh là một dòng họ văn hiến, hiếu học và có nhiều cống hiến cho dân tộc, đất nước qua các thời kỳ khác nhau. Có thể kể đến những tên tuổi tiêu biểu như Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư – nhà văn hóa Phan Huy Vịnh. Thân sinh là Phan Huy Tùng, (đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu – năm 1913), Lang trung Bộ Hìnhtriều Nguyễn….
Đến thế hệ của mình, anh em của Phan Huy Lê có địa vị xã hội nhưng điều mà không ai có thể ngờ đến là người anh cả của GS Lê lại theo chế độ nguỵ quyền Việt Nam cộng hòa và giữ chức vụ cao trong bộ máy đó, nó đã làm tiêu tan đi phần nào danh vọng, địa vị, tiếng tăm của dòng họ. Và không bằng lòng với sự được mất của thời cuộc dành cho dòng họ mình, vị GS đã định viết lại lịch sử nhân danh việc cổ vũ cho xu hướng mới trong nhận thức và viết Sử!
Bởi vậy cho nên đất nước rất cần những người thực sự có tâm, không thể mua chuộc bằng tiền hay vì lý do cá nhân để bảo tồn đúng sự thực của Lịch Sử nước nhà. Hy vọng sức nhân dân chúng ta cùng nhau góp lên tiếng nói bảo vệ Lịch Sử.
Trích bài thơ của nhà thơ Tố Hữu
CHÂN LÝ VẪN XANH TƯƠI:
“Thật vậy ư? Như trong cơn ác mộng
Chuông nhà thơ rung cùng tiếng cầu kinh
Mấy kẻ đốt đền, quỳ gối cầu xin
Thiên đường máu, từ tay bầy quỷ dữ:
Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử
Cào chiến công, xé cả xác anh hùng
Ôi! nỗi đau này là nỗi đau chung
Lương tâm hỡi lẽ nào ta tự sát?
Lũ phản bội, điên cuồng, hèn nhát
Và cả bay quân cướp nước, giết người
Chớ vội cười! Chân lý vẫn xanh tươi
Cách mạng Tháng Mười vẫn mở đường đi tới.”
An Chiến (facebook)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X