Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, November 14, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Trên trang facebook Việt Tân ngày 13 tháng 11 năm 2018, có bài viết “Nước Mỹ và chế độ Cộng sản – sự chọn lựa của một bạn trẻ miền Bắc đã sống và lớn lên dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa” với bút danh Francis Nguyen Hien Nguyen. Tác giả bài viết đã đưa ra yếu tố cốt lõi nhất của bài viết ngay dưới tiêu đề là tôi yêu nước Mỹ nhiều hơn Việt Nam bây giờ”.

Tiền ở đâu mà nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Lân Thắng liên tục 'xuất ngoại'?



Kẻ chống phá Lê Thị Thư 'ăn vạ' công an đánh 'đòn âm' hay bị ung thư?




Không cần che dấu mục đích của bài viết, trong bài viết của mình tác giả đã so sánh tình hình ở Mỹ và ở Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, luật pháp, giáo dục, kinh tế với tư tưởng tuyệt đối hóa sức mạnh của Mỹ và dùng từ ngữ bôi nhọ tổ quốc mình. Tác giả đã hết lời tôn vinh nước Mỹ như những kẻ sẵn sàng tử vì đạo, cuộc sống mà theo tác giả là hạnh phúc tuyệt đối như “nơi đó giàu có và con người có cuộc sống tự do và hạnh phúc thực sự” hay  “nếu tôi sinh ra ở mỹ có lẽ tôi được tôn trọng và được bảo vệ những quyền cá nhân của mình”… Ngược lại để diễn tả hoàn cảnh của mình ở Việt Nam thì tác giả liệt kê rằng “sự dân chủ và quyền làm người con người không có” hoặc “ban luật pháp ra để kết tội và theo luật để bắt và ép con người nhận tội”... Toàn bộ bài viết đều nhằm đến một mục tiêu là hướng độc giả yêu nước Mỹ và ghét tổ quốc mình, hay rộng hơn là yêu chế độ Tư bản Chủ nghĩa, bài xích chế độ Xã hội Chủ Nghĩa.

Bài viết của tác giả Nguyen Hien Nguyen (tên trên mạng xã hội) định dướng dư luận xuyên tạc về chế độ Cộng sản (Ảnh Thành Nam)


Với cách trình bày bài viết theo kiểu tự sự của một thanh niên Việt Nam. Bài viết của tác giả tràn đầy lỗ hổng trong logic như “tôi quan tâm chính trị mỹ và hiểu luật pháp nước mỹ nhiều hơn luật pháp Vn” mặc dù “Tôi không sống trên nước mỹ dù chỉ một ngày”, vậy tác giả có sở thích tìm hiểu pháp luật, chính trị nước ngoài nhưng mù tịt về chính trị và pháp luật trong nước? Hay việc lật mặt trái phải của cùng một vấn đề theo 2 chiều khác nhau để phục vụ mục đích của mình như “Pháp luật ban hành ra để bảo vệ và giáo dục con người” và “Ban luật pháp ra để kết tội và theo luật để bắt và ép con người nhận tội”… còn nhiều nội dung khác nữa trong bài viết không có hàm lượng cao về tri thức, tính logic, tính thực tế. Tuy nhiên, để tất cả đọc giả cùng thấy rõ được việc lập lờ trong ngôn từ bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân của tác giả, chúng ta cùng làm rõ một số điểm chính trong bài viết:

Thứ nhất, việc so sánh giữa hai quốc gia Mỹ và Việt Nam: Nước Mỹ giành độc lập từ năm 1776, là quốc gia lớn thứ 3 trên thế giới cũng như đứng thứ 3 về dân số trên thế giới, với nhiều năm đã từng đô hộ các quốc gia khác cũng như phát triển mạnh nhờ xuất khẩu vũ khí, vì vậy không có gì là ngạc nhiên khi nước Mỹ trở thành một quốc gia hàng đầu về sức mạnh kinh tế. Tuy nhiên không có nghĩa là tất cả mọi người sống trên đất Mỹ đều có cuộc sống trong mơ, theo thống kê vào năm 2015, trên đất Mỹ đã có 564,708 người vô gia cư và một phần tư trong số đó là các cựu binh lính Mỹ. Bên cạnh cuộc sống hào nhoáng của các tỷ phủ, diễn viên, ca sĩ đắt khách thì còn khoảng nửa triệu người sinh sống tại Mỹ đang phấn đấu một bữa ăn no. Bên cạnh đó, theo báo cáo cho biết gần 45.000 người Mỹ đã tự kết liễu đời mình trong năm 2016. Vậy, cuộc sống bên Mỹ không chắc chắn là “nơi đó giàu có và con người có cuộc sống tự do và hạnh phúc thực sự” như tác giả đã viết. Còn Tổ quốc chúng ta chậm hơn Mỹ gần 200 năm mới giành được độc lập, chịu sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, nạn đói kéo dài và sự đình trệ về kinh tế. Vì vậy, việc nền kinh tế Việt Nam hiện tại tụt hậu so với Mỹ là hoàn toàn có thể hiểu được. Tuy nhiên trong những năm vừa qua với mức độ tăng trưởng vượt bậc, nước Việt Nam đã chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Tại Hội nghị Liên hợp quốc ngày 11-11-2006, Việt Nam tuyên bố hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGS) về xóa nghèo, về đích trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015). Theo đó, giai đoạn 1993 - 2017, tỷ lệ người nghèo giảm từ 58,1% giảm xuống còn 7%. Như vậy, có thể khẳng định cuộc sống của người dân Việt Nam đang không ngừng được cải thiện đúng theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh mà chúng ta đang hướng tới.

Thứ hai, về pháp luật – bảo vệ hay kiểm soát người dân. Theo quan niệm của Mỹ, việc ban hành các đạo luật là một trong những hành vi cơ bản của chính quyền do vậy việc ban hành các đạo luật cũng hướng tới việc đáp ứng các mục tiêu của việc tạo lập chính quyền liên bang như vậy. Chính vì thế, sứ mệnh của các đạo luật ở Hoa Kỳ được xem là công cụ để giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn xã hội, từ thực tiễn quản lý xã hội . Thêm vào đó, đạo luật chỉ là chọn lựa cuối cùng khi mà các giải pháp khác không đủ sức để giải quyết vấn đề. Theo quan điểm của Nước ta, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm phạm của người khác, kể cả từ phía nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Như vậy có thể thấy, về tư tưởng chung là đều nhằm duy trì quyền lực của nhà nước, giải quyết các mâu thuẩn trong xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên việc vận dụng ở mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia. Đơn cử, ở Mỹ, pháp luật cho phép công dân có quyền sở hữu vũ khí để tự vệ nhưng ở Việt Nam thì công dân không được phép tàn trữ vũ khí vì có thể gây hại cho người khác. Điều đó phụ thuộc vào bối cảnh xã hội ở Mỹ đã từng có rất nhiều các tổ chức sở hữu vũ khí, có nhiều mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sự an toàn của người dân buộc người dân phải sử dụng vũ khí để tự vệ. Ngược lại, ngay trong hệ thống cảnh báo du lịch nước ngoài với công dân Mỹ công bố ngày 10/1/2017, Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá, Việt Nam là một trong những nước có mức độ an toàn và an ninh cao nhất trên thế giới. Như vậy, nếu người dân được sở hữu vũ khí tại Việt Nam thì lại là cơ hội cho các phần tử nguy hiểm gây hại cho xã hội. Vì vậy, Pháp luật của mỗi quốc gia sẽ đều có những quy định khác biệt nhưng mục đích thì giống nhau. Nếu là người chấp hành nghiêm, thì pháp luật là công cụ bảo vệ còn nếu là kẻ chống phá thì pháp luật sẽ là cơ sở ràng buộc. Tác giả khi nhận định rằng ở Việt Nam “ban luật pháp ra để kết tội và theo luật để bắt và ép con người nhận tội” thì tức là chính mình đang nằm ở bên ngoài ranh giới được pháp luật bảo vệ và hành động của tác giả đã, đang hoặc sẽ có nguy hại cho xã hội.

Thứ ba, với những vấn đề về giáo dục, khoa học – công nghệ, tác giả chụp mũ rằng Trung Quốc, Việt Nam cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, thì đều hạn chế, yếu kém về nhiều mặt cơ bản đều chỉ là tận dụng, sao chép, ăn cắp thành tựu từ các nước tư bản. Có thể khẳng định điều này là hoàn toàn không có cơ sở để chứng minh. Nhưng ta có thể nhìn thấy chính xác những bằng chứng thực tế như Thạc sĩ Nguyễn Thành Đông và kỹ sư Hoàng Diệu Hưng đã sáng chế dùng công nghệ nano giúp loại bỏ hoàn toàn thạch tín (asen) trong nước. Phát minh này đã giúp Cộng hòa Séc làm sạch các khu vực bị nhà máy nhiệt điện, mỏ than khiến nguồn nước bị ô nhiễm thạch tín. Hoặc máy ATM, một thiết bị rút tiền được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới là phát minh của ông Đỗ Đức Cường, một người Việt làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ. Phát minh của ông là bước tiến lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Hay như Tiến sĩ Phạm Toàn Thắng đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ và nể phục khi sản xuất thành công tế bào gốc từ màng cuống rốn . Phương pháp tách tế bào da từ mang dây rốn giúp chữa lành các vết thương về da do bỏng, tiểu đường, loét do phóng xạ, thậm chí là chăm sóc sắc đẹp… ngoài ra còn rất nhiều cá nhân đã đạt các giải cao trong các kỳ thi quốc tế về khoa học, tự nhiên. Vậy con người đó, công nghệ đó phải chăng được sao chụp? Có thể thấy với nhận thức của một “thầy bói xem voi” của tác giả thì không thể giúp độc giả có được một bức tranh toàn cảnh về trình độ khoa học, công nghệ cũng như giáo dục của Nước nhà hiện nay.

Có thể thấy, bằng cảm xúc tiêu cực với Tổ quốc và mục đích không đúng đắn, tác giả bài viết và trang facebook Việt Tân muốn thông qua bài viết để tạo nên sự định kiến trong độc giả về đất nước Việt Nam nói riêng, chế độ Xã hội Chủ nghĩa nói chung cũng như tô hồng, cổ súy cho Tư bản Chủ nghĩa. Tác giả muốn tạo giả tưởng cho độc giả rằng chỉ cần thay đổi thể chế chính trị, nước ta sẽ bứt phá khác biệt trên tất cả các lĩnh vực. Điều đó đã bị phủ nhận triệt để bằng những thực tế đã và đang diễn ra trong Nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, không ít độc giả còn chủ quan, chưa hiểu rõ tình hình đất nước cũng như bị lời lẽ kích động mê hoặc, từ đó vô tình rơi vào thủ đoạn của các đối tượng, tổ chức phản động thậm chí tiếp tay phát tán, tuyên truyền giúp cho chúng. Để ngăn chặn và khắc phục hiện tượng này, đòi hỏi từng người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo khi tiếp thu các ý kiến chủ quan cá nhân trên mạng, cần phải có sự đối chiếu, so sánh với thực tế cũng như cẩn thận trong việc chia sẻ các thông tin. Ngày trước, cha ông ta đã đánh thắng giặc ngoại xâm trên chiến trường. Vậy chúng ta – những thanh niên ngày nay – cần phải vững vàng, đoàn kết chống lại kẻ thù trên mặt trận tư tưởng, kiên quyết bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mà cha ông ta đã dùng máu để giành lại cho chúng ta./.

 Đăng Sơn

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X