Trên
VOA Tiếng Việt ngày 03/01/2022 đã đưa tin bài: UNICEF quan ngại ‘sâu sắc’ vụ bé
gái bị bạo hành đến chết ở Việt Nam. Bài viết đã trích lời của Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF) bày tỏ quan ngại về vụ bé gái 8 tuổi bị hành hạ đến chết
ở TPHCM và kêu gọi Việt Nam không khoan nhượng với bạo lực cũng như phải có một
hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn cho phụ nữ và trẻ em.
Để
tăng thêm sức thuyết phục người đọc bài viết đã trích dẫn lại sự việc trên, kèm
theo lời phát biếu của Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers cho
rằng: “Đáng buồn là phần lớn các vụ xâm hại trẻ em đều do những người mà các em
quen biết và tin tưởng gây ra”. Cùng với đó bài viết cũng kể lại một số các sự
việc bạo hành trẻ em đã diễn ra từ những năm 2014 đên nay và cho rằng các vụ
xâm hại trẻ em ngày càng gia tăng, thậm chí còn tăng nhiều hơn trong thời gian
phong tỏa vì COVID. Nhưng những “kẻ ác” luôn thoát án tử hình và chung thân.
VOA
trích lời kêu gọi của UNICEF cho rằng chính phủ Việt Nam phải có một hệ thống bảo
vệ mạnh mẽ hơn cho phụ nữ và trẻ em. “Cần có một hệ thống với lực lượng công an
được đào tạo, với các thẩm phán và toà án thân thiện với trẻ em, cần có thái độ
không khoan nhượng đối với bạo lực của tất cả các nhà chức trách, trong tất cả
các trường học, trên toàn cộng đồng,” bà Flowers nói và kêu gọi sự cam kết mạnh
mẽ của Chính phủ trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ như hệ thống hiện có ở nhiều
quốc trong khu vực và trên thế giới với sự hỗ trợ về chuyên môn và tài chính của
UNICEF.
Kính
thưa bạn đọc và thưa với các nhà giả tạo VOA rằng: Vấn nạn bạo hành với phụ nữ và trẻ
em xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chứ không phải chỉ diễn ra ở Việt
Nam. Bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em là những vấn đề luôn được các quốc gia
quan tâm, đều mong muốn những điều tốt đẹp đến với phụ nữ và trẻ em. Những vấn
đề đã được bà Flowers đề cập không phải hoàn toàn sai trái. Tuy nhiên, “quốc có
quốc pháp, gia có gia quy”, mỗi quốc gia đều có những quy định riêng, có luật
pháp để bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em, không thể phủ nhận những thành quả mà Đảng,Nhà
nước Việt Nam đã dành cho phụ nữ và trẻ em, càng không thể quy chụp vấn nạn bạo
hành này thuộc về bản chất của Nhà nước Việt Nam.
Đảng,
Nhà nước Việt Nam rất coi trọng về bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em là một sự nghiệp vô cùng lớn lao và hệ trọng, quyết định vận mệnh
dân tộc. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, Người chỉ rõ:
“chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”. Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ có
tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Việt
Nam, vì trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước. Kế thừa và
phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền trẻ em, Đảng và Nhà nước
ta đã nâng lên thành đường lối chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Đường lối của
Đảng được thể hiện rõ nét trong các văn kiện của Đảng kể từ khi ra đời đến nay.
Hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Trên
tinh thần và các quy định về quyền trẻ em của Hiến pháp năm 2013 và Công ước của
Liên Hợp quốc, quyền trẻ em cũng đã được thể chế hóa trong Luật Trẻ em được
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05-4-2016 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01-6-2017, gồm 7 Chương và 106 Điều, trong đó quy định 25 quyền
dành cho trẻ em và nguyên tắc các biện pháp bảo vệ trẻ em từ phòng ngừa, hỗ trợ
đến can thiệp cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và can thiệp kịp thời
khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại.
Để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em
và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 23/CT-TTg,
ngày 26 tháng 5 năm 2020 về việc tăng cường
các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Trong đó tập
trung xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em. Để góp phần hạn chế những hành
vi xâm hại trẻ em, gây hậu quả đau lòng cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của
con trẻ. Khi phát hiện những trường hợp tương tự người dân sẽ trực tiếp gọi điện
đến Tổng đài Quốc gia 111 - đường dây nóng miễn phí 24/7.
Các
khung hình phạt đối với những kẻ có hành vi xâm hại trẻ em đã được quy định rõ
trong Bộ luật hình sự và Luật trẻ em, không phải nói thích thì chung thân hay
thích thì tử hình như bài viết của VOA đã nêu.
Kính thưa bạn đọc, những vụ việc xâm hại, bạo hành trẻ em đang là hiện tượng gây bức xúc trong nhân dân hiện nay. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức bảo vệ trẻ em, những chủ nhân tương lai của nước nhà, để các em được phát triển toàn diện, không phải sống trong lo sợ và thiếu thốn về đời sống vật chất, tinh thần. Bên cạnh đó chúng ta cũng nâng cao cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, gây kích động trong nhân dân.
HÙNG NGÔ
