(Tindautruongdanchu) - Lợi
dụng xã hội thông tin mở và đa dạng hiện nay, các thế lực thù địch, phản động
tăng cường hoạt động chống phá nước ta. Chỉ cần mở điện thoại thông minh, máy
tính hay tivi có kết nối mạng internet và truy cập lên mạng xã hội là mỗi
người chúng ta đã có thể bị tấn công bởi rất nhiều tin giả, tin đồn thất thiệt,
xuyên tạc. Do đó, nếu cán bộ, đảng viên không đủ bản lĩnh, không tỉnh táo nhận
diện thì rất dễ mắc mưu, dẫn đến những trạng thái tâm lý, những hành động tiêu
cực.
Cạm bẫy từ những “Tin giật gân”
Mấy ngày gần đây, liên
quan đến ý kiến của đồng
chí Trần Kim Phẳng (Tỉnh đoàn Bến Tre) chia sẻ tải diễn đàn: Tổ chức Đoàn –
người bạn đồng hành với thanh niên diễn ra ngày 14-12-2022 tại Hà Nội, nội dung
ý kiến “ mỗi năm đội ngũ lao động xuất khẩu gửi về đất nước khoảng 10 tỉ USD,
theo đó, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đặt chỉ tiêu đưa 500.000 thanh niên
đi lao động xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước”. Thì bị các trang phản
động biến hóa thay đổi nội dung và xuyên tạc như: “ ĐCSVN có tự hào khi bán cả triệu thanh niên ra nước
ngoài làm cu li?. Xấu hổ cả nước khi – đưa nửa triệu người dân không nghề
chuyên môn qua xứ người lao động chân tay”.
Hay như tin từ UBND huyện
Tuy Đức ngày 17-12-2022 cho biết. Sự việc cơ quan chức năng
huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã kết luận về hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật
của hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Lan trong đó có nội dung “Phân công giáo
viên đi uống bia, rượu tiếp khách trong giờ hành chính”. Ngay lập tức các trang
mạng phản động như Việt Tân, youtobe VOA Tiếng Việt đã đăng loạt bài gắn danh sách khách VIP và cả công
an tỉnh để gây kích động và hiểu lầm cho người đọc khi vô tình
đọc những tiêu đề mà không hề có căn cứ, và ngay cả khi cơ quan chức năng không
hề thông báo có danh sách đó.
Các thông tin được thổi phồng, cắt ghép, khớp nối có vẻ
hợp lý, nếu người nghe thiếu hiểu biết, không đủ bản lĩnh thì rất dễ mắc bẫy,
sẽ tin vào những thông tin xuyên tạc đó. Mặc dù trên Đài Truyền hình Việt Nam
đã có những lãnh đạo đầu ngành trả lời rất rõ ràng về các vấn đề liên quan đến
vụ việc này, thế nhưng vẫn có người bán tín, bán nghi, vẫn xì xào về các thông
tin mù mờ trên mạng mà mình xem, nghe được. Những người tiếp nhận và tin
theo các thông tin mù mờ trên mạng là hết sức ngây thơ. Bởi họ không biết, hoặc
biết không đầy đủ rằng các tổ chức khủng bố, phản động như Việt Tân, Hội anh em
dân chủ... thiết lập rất nhiều website, blog, facebook, youtube, mở nhiều diễn
đàn, câu lạc bộ nhằm tán phát các thông tin, tài liệu, hình ảnh, video clip có
nội dung xấu, độc. Một số cơ quan báo chí của phương Tây như RFA, BBC Việt ngữ,
hay các trang thông tin do một số đối tượng có tiền án, tiền sự, chống đối
Đảng, Nhà nước ta lập ra như thoibao.de... thường xuyên đăng tải, tung những
thông tin sai sự thật, xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Phạm vi của các thông tin xuyên tạc là rất rộng, các vấn đề chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh... đều là
"chiến địa" của chúng. Đối tượng công kích của chúng rất đa dạng từ
các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành địa phương, cơ quan, đơn vị cho tới
các tổ chức chính trị-xã hội, từ lãnh đạo cấp cao cho tới cả các nghệ sĩ, nhà
báo, doanh nhân, người nổi tiếng đều có thể trở thành mục tiêu của họ.
Nhìn chung những thông tin xấu, độc đều có một mục đích là
bôi đen hiện thực Việt Nam; thổi phồng những hạn chế, khiếm khuyết trong quá
trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; xuyên tạc về cán bộ, về công tác
nhân sự; phóng đại những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính
sách, luật pháp hòng gây rối tình hình đất nước; kích động, chia rẽ nội bộ, ảnh
hưởng đến uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội... Từ đó tạo ra nhận thức
sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn
nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp.
Thông thường thì những thông tin xấu, độc này lại được
đăng tải dưới những chủ đề khá hấp dẫn và thu hút người đọc, bởi nó khơi gợi sự
tò mò và tâm lý phản kháng, bất mãn trước những tiêu cực của một bộ phận cán
bộ, quan chức. Những thông tin như vậy thường có tính kích động, tạo cảm xúc
tiêu cực cho người đọc. Những kẻ thực hiện các thông tin xuyên tạc cũng rất
tinh vi trong việc đưa thông tin. Thường thì chúng đưa khoảng 6-7 phần là sự
thật, rồi cài 3-4 phần là xuyên tạc, suy diễn với các thuyết âm mưu vào để dẫn
dắt người đọc, người xem. Nếu không thận trọng để nhận diện chính xác vấn đề,
người đọc sẽ dần dần hình thành niềm tin vào các trang thông tin chống phá Nhà
nước, chống phá chế độ.
Để những thông tin xấu, độc không còn đất dung thân thì
cán bộ, đảng viên phải giữ vững lập trường, quan điểm, giữ gìn đạo đức, lối
sống trong sáng, bình tĩnh trong việc tiếp nhận thông tin, kiểm chứng thông
tin, thận trọng trong lan truyền thông tin. Đồng thời, việc cung cấp thông tin
chính thống kịp thời, đúng đắn, chính xác của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ
quan chức năng, cơ quan báo chí sẽ có tác động rất lớn giúp cho đảng viên và
nhân dân có thêm kiến thức, sự hiểu biết và tư tưởng ổn định, giúp loại bỏ các
khoảng trống cho thông tin xấu, độc.
HUY . CÔNG
