(Tindautruongdanchu) - Nhân chuyến công tác của thủ tướng Phạm Minh
Chính tới Châu Âu, trong cuộc nói chuyện, tiếp xúc với Kiều bào ta ở Vương quốc
Bỉ, thủ tướng đã ân cần quan tâm, thăm hỏi, động viên bà con ta đang sinh sống
và làm việc tại quốc gia này. Đây là việc làm hết sức bình thường của một
nguyên thủ quốc gia khi công tác nước ngoài, thể hiện quan điểm chính sách trước
sau như một của Đảng, Nhà nước ta từ xưa tới nay: “Người Việt Nam ở nước
ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt
Nam”. Ấy vậy mà bọn phản động Việt Tân lại lu loa, xuyên tạc trắng trợn chủ
trương chính sách này.
Chúng không chỉ xuyên tạc bôi xấu các
vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đang đương nhiệm mà còn xuyên tạc bôi xấu cả cố Tổng
bí thư Đỗ Mười trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chính sách với kiều bào ta ở nước
ngoài.
Như chúng ta đều
biết, cố Tổng bí thư Đỗ Mười là một bậc hiền tài của đất nước, người đã có công
lao vô cùng to lớn trong những năm xây dựng đất nước thời kì sau đổi mới. Một
trong số đó chính là chính sách ngoại giao khôn khéo, phù hợp với thực tiễn đất
nước sau đổi mới, với câu nói nổi tiếng sau khi kết thúc Đại hội VII của Đảng:
“Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước”. Trong chính sách ngoại giao, chúng ta không thể không nhắc đến đó là chính
sách với Kiều bào ta ở nước ngoài. Cố Tổng
bí thư Đỗ Mười cũng chính là người kêu gọi đoàn kết dân tộc “xóa bỏ mặc cảm, xóa bỏ hận
thù, đoàn kết để xây dựng đất nước”. Vì thế, không những góp phần cho Kiều bào ta có điều kiện hướng về quê
hương, cống hiến xây dựng đất nước, đồng thời còn tạo một nguồn lực không nhỏ
cho đất nước phát triển trong giai đoạn vô cùng khó khăn thời kì sau đổi mới.
Không
chỉ cá nhân cố Tổng bí thư Đỗ Mười, mà tất cả các
nguyên thủ quốc gia nước ta qua các thời kì đều thống nhất quan điểm, chính
sách với Kiều bào ta ở nước ngoài theo đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã căn dặn: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại
nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế
này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta, đã là con dân đất Việt thì họ đều
có chung nguồn cội và mang trong mình dấu ấn sâu sắc truyền thống văn hóa của
dân tộc”.
Mối quan hệ hữu cơ giữa cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước
ngoài với khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được Đảng, Nhà nước khẳng định ngày
càng rõ hơn trong quá trình đổi mới đất nước. Minh chứng rõ nhất chính là cho tới nay, cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên
130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển. Đặc biệt, số lượng kiều hối được gửi về Việt Nam khá lớn
và tăng cao hằng năm. Trong 5 năm gần đây (2015 - 2020), với mức tăng trưởng
trung bình 6%/năm, tổng lượng kiều hối đạt hơn 71 tỷ USD. Riêng năm 2020,
số lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 17,2 tỷ USD, giúp Việt Nam tiếp tục nằm
trong tốp 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Năm 2021, dù chịu tác
động bất lợi của đại dịch COVID-19, lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 12,5 tỷ
USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020. Tính đến cuối năm 2020, kiều bào từ 27 quốc
gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt
Nam, với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD. Đây thực sự là nguồn lực rất quan trọng
để phát triển đất nước, đóng vai trò là cầu nối hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam
và nhân dân các nước trên thế giới.
Như vậy, dù Việt Tân có xuyên tạc, bôi xấu, lu loa thế nào cũng không thể
phủ nhận tính đúng đắn, sự hiệu quả mà những quan điểm, chính sách của Đảng,
Nhà nước ta về Kiều bào ta ở nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại. Đây cũng
chính là “đòn vả” hiệu lực nhất cho những kẻ phản bội, quay lưng với Tổ quốc.
TÚ ĐỖ
