(Tindautruongdanchu) - Trong bối cảnh quốc tế biến đổi phức tạp, các thế lực thù địch dùng các công cụ, phương tiện tuyên truyền, chuyển tải các tư tưởng, quan điểm trái với thuần phong, mỹ tục, trái với quan điểm của Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng đến niềm tin, lý tưởng sống của sinh viên, đặt biệt các nhà trường quân đội. Tác phẩm như lời kêu gọi thế hệ trẻ hiện nay “hãy cống hiến khi còn có thể” để khi để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người
"Cái quý nhất của con người là đời
sống. Ðời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì
những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và
hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta,
tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp
đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được vì tật bệnh
vô lý hay một sự tình cờ bi đát nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc
đời". Ðó là đoạn văn miêu tả tâm trạng của Pavel trong nghĩa
địa quê hương, nơi những bạn bè bị quân thù treo cổ, khi anh vừa thoát khỏi cái
chết do bệnh thương hàn ở công trường Bayarka. Ðoạn văn tiêu biểu cho nhân sinh
quan cộng sản ấy đã được nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới thuộc lòng và lấy làm
châm ngôn sống.
Trước đây, nhà văn Ilia Erenbua đã từng
coi "Thép đã tôi thế đấy" là Thánh Kinh mới của thanh niên Xô-Viết.
Nó là cuốn sách gối đầu giường của nữ Anh hùng Liên Xô Zoya, của Lý Tự Trọng,
người thanh niên cộng sản Việt Nam đầu tiên. Ngay trong khói lửa của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, cuốn sách đã được nhà báo Thép Mới (báo Nhân Dân) và
Huy Vân dịch ra tiếng Việt, xuất bản năm 1954 và từ đó đến nay đã làm say mê
hàng triệu trái tim tuổi trẻ, là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ thanh niên.
Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ đã
làm cho xã hội có nhiều sự đổi mới. Đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều
người bị lóa mắt trước những cái mới lạ, những cám dỗ về một cuộc sống xa hoa,
giàu có. Đặc biệt là thế hệ trẻ - những thanh niên lại là đối tượng bị ảnh
hưởng nhiều nhất,
ma lực khủng khiếp của đồng tiền đã làm cho số lượng không nhỏ thanh niên bị
cuốn theo những giá trị vật chất tầm thường “ăn chơi, hưởng lạc” nổi lên hiện tượng: suy
thoái đạo đức. Số lượng tội phạm trong sinh viên đang gia tăng với tính chất và
mức độ ngày một nghiêm trọng và phức tạp hơn. Tội phạm sinh viên tập
trung ở các tội danh như: giết người, cướp đoạt tài sản công dân, nghiện ma
tuý, mua bán mại dâm, gây rối trật tự nơi công cộng. Nền kinh tế thị trường đã sản sinh ra một bộ phận
giới trẻ sống theo chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Mở cửa cho nền kinh tế thị trường đồng
nghĩa với việc hội nhập quốc tế, giao thoa văn hóa giữa các nước nhưng thiếu sự
chọn lọc. Điều này dẫn đến việc lối sống thanh niên ngày nay bị “Tây hóa” theo chiều
hướng tiêu cực, xa rời các chuẩn mực đạo đức. Các đối tượng lợi dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện
đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn
chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực. Các thế lực thù địch với các chiêu trò ma
mãnh luôn tìm mọi cách tiêm nhiễm những giá trị phương tây vào thế hệ trẻ nhất
là những thanh niên đang mơ hồ, ảo tưởng…
Trong điều kiện cơ
chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với bên ngoài, cán bộ, đảng
viên hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp, kể cả
những hoạt động chống phá Đảng, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của
Đảng đứng trước những thử thách mới, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tác
phẩm như lời kêu gọi thế hệ trẻ hiện nay “hãy cống hiến khi còn có thể” để khi
để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta
đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải
phóng loài người.
ĐÔNG. ANH
