(Tindautruongdanchu) - Ngày 28-7, hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án với 54 bị
cáo trong vụ chuyến bay giải cứu. Theo thống kê, 54 bị cáo trong vụ án đến nay đã
nộp tiền khắc phục hậu quả khoảng 120 tỉ và 1,5 triệu USD. Trong đó, riêng nhóm
bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại khoảng 80 tỉ. Vậy số tiền này sẽ đi về đâu? Có trả
lại cho các nạn nhân ko? Chúng ta cần hết sức tỉnh táo dựa trên các quy định của
pháp luật, không nghe theo những luận điệu thiếu căn cứ xuyên tạc đường lối chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm méo mó công tác đấu
tranh phòng chống tham nhũng.
Liên
quan đến quyền lợi những khách hàng đã mua vé trở về Việt Nam trên các chuyến
bay combo, tòa án xác định dành quyền khởi kiện cho người mua vé máy bay đối
với các đơn vị tổ chức chuyến bay, thu tiền. Như vậy, số tiền nhà nước đã
thu hồi trong vụ án tham nhũng của chuyến bay giải cứu, nhà nước không có trách
nhiệm trả lại cho các nạn nhân. Các nạn nhân muốn bảo vệ quyền lợi của mình sẽ
thông qua quyền khởi kiện của các nạn nhân với các đơn vị đã tổ chức chuyến bay
và thu tiền. Nếu ai thấy mình là nạn nhân, bị thiệt hại do việc tham gia mua vé
của chuyến bay có thể thực hiện việc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Họ
phải chứng minh được thiệt hại bằng các chứng từ. Đây là một quan hệ dân sự. Khách
hàng có thể khởi kiện ra tòa. Để bảo vệ mình, khách bay có thể căn cứ vào quy định
tại Điều 8 Luật Bảo vệ người tiêu dùng: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng
hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính
năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết”. Khách hàng có thể dùng
các quyền như: Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện ra tòa hoặc đề nghị tổ chức xã hội
khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật. Để thực
hiện việc khởi kiện thì người khởi kiện phải có nghĩa vụ chứng minh quan hệ dân
sự đó bị vô hiệu do lừa dối, bị ép buộc. Ngoài ra, để chứng minh phần thiệt hại
của mình thì khách bay phải có các chứng từ giấy tờ thể hiện đã nộp tiền, mà là
toàn bộ các khoản tiền đã nộp để có được vé máy bay có thể phải gồm tiền mua vé
máy bay và phần tiền khác. Tất nhiên lúc này các chứng từ liên quan sẽ có giá
trị chứng minh như email, tin nhắn, ghi âm thể hiện trao đổi giao dịch qua lại
và xác định được số tiền đã thanh toán sẽ được chấp nhận.
Vậy,
số tiền tham nhũng mà nhà nước đã thu hồi trong vụ án sẽ được xử lý như thế nào
nếu không trả lại cho các nạn nhân đã mua vé?
-
Điều 364 BLHS quy định người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước
khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã
dùng để đưa hối lộ.
-
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị
phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần
hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
-
Nếu người đưa hối lộ không chủ động khai báo hoặc chỉ nộp lại tiền hối lộ để
khắc phục hậu quả và giảm nhẹ hình phạt so với mức truy tố thì số tiền này sẽ
được xem là tiền vi phạm pháp luật, chỉ nộp khắc phục hậu quả và sẽ không được
trả lại cho người đưa hối lộ, mà sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, số tiền các bị cáo nộp lại thực chất đó là
khoản tiền thu lợi bất chính và sẽ được xem là tài sản được xác lập quyền sở
hữu toàn dân.
Tất cả những thông tin thất thiệt, bịa đặt liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta cần phải lên án và xử lý nghiêm minh. Là một công dân của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi tiếp cận một vấn đề chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo dựa trên các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước. Mỗi một công dân hãy là những người trí tuệ, sàng lọc thông tin trước khi tiếp nhận, đăng tải lên mạng xã hội, tránh biến mình thành công cụ phát tán thông tin giả của những kẻ có ý đồ xấu, gây hoang mang dư luận, cản trở công cuộc đổi mới của đất nước.
HUYỀN. TRANG
