(Tindautruongdanchu)- Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, RFA, BBC, VOA Tiếng việt hay Việt Tân thường xuyên đăng bài “kêu khóc” cho bản án của Đặng Đăng Phước với nhiều cái tên ‘’mỹ miều’’ như “ Thầy giáo chống tham nhũng”, “ Thầy giáo yêu nước..” chúng ta cùng tìm hiểu về nhân vật này.
Đặng Đăng Phước SN
1963; trú phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nguyên giáo viên dạy
môn Âm nhạc tại Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk.Theo cáo trạng, từ năm 2019
Phước bắt đầu sử dụng mạng Internet để tham gia vào các hoạt động chống đối do
một số đối tượng trong và ngoài nước phát động. Cụ thể, Phước đã
đăng tải, chia sẻ hơn 200 bài viết có nội dung công kích lãnh đạo cấp cao và
chính quyền, xuyên tạc tình hình chính trị, xã hội trong nước; công khai bôi
nhọ, nói xấu lực lượng công an; lợi dụng các vấn đề đang được xã hội và cộng
đồng mạng quan tâm để xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất
nước. Đối tượng thường xuyên tham gia các hội, nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội
để ủng hộ hoạt động của các nhóm chống đối như “No U", “Phổ biến Hiến
pháp", ủng hộ thuyết tam quyền phân lập ở Tây Nguyên, y trực tiếp ký tên
vào 20 kiến nghị, kháng thư, và tuyên bố của các “ nhân sĩ trí thức rởm” đề
nghị sửa đổi Hiến pháp, phản đối Trung Quốc, bãi bỏ Điều 258 “lợi dụng quyền tự
do dân chủ” của Bộ luật Hình sự 1999...
Ngoài ra, Phước còn
thường xuyên tìm cách lôi kéo những đối tượng bất mãn, chống đối trên địa bàn
tỉnh tham gia các phiên tòa xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật; căng
băng rôn, cản trở hoạt động của các cơ quan chức năng, kích động, gây phức tạp
về an ninh trật tự; tụ tập hát những bài hát có nội dung kích động, phá hoại về
tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phỉ báng chính
quyền nhân dân.
Mặc dù đã được các
cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở, giáo dục và yêu cầu đối tượng Đặng
Đăng Phước chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật nhưng đối tượng này không những
không chấp hành mà vẫn tiếp tục hoạt động ngày càng quyết liệt, cực đoan hơn.
Đến ngày 08/9/2022 Đặng Đăng Phước bị bắt để phục vụ công tác điều tra. Ngày 06/6/2023,
Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Đặng
Đăng Phước (về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kết thúc
phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đặng Đăng Phước 8 năm tù về tội Làm,
tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.
Được một số tổ
chức, cá nhân phản động bên ngoài tung hô, bày các chiêu thức luồn lách, Phước
ngày càng ngông cuồng, thách thức cơ quan chức năng. Y tiếp tục gửi đơn kháng
cáo đòi phúc thẩm lại bản án sơ thẩm của mình. Ngày 26/9/2023 Tòa án Nhân dân
Cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên phúc thẩm với bản án sơ thẩm của Đặng Đăng
Phước. Với những chứng cớ và tội danh rõ ràng Tòa phúc thẩm tuyên án giữ nguyên
kết quả bản án sơ thẩm 8 năm tù và 4 năm quản thúc tại địa phương đối với Đặng
Đăng Phước. Đây là bản án thích đáng cho các hoạt động chống phá của Đặng Đăng
Phước.
Qua
đây ta thấy những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của đội ngũ
các bộ cấp cao và của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức Chính quyền các cấp nước
ta trong tình hình hiện nay là phần nổi của tảng băng. Dù bất cứ chuyện gi, các
thế lực thù địch, phản động đều bóp méo sự thật và tung hỏa mù để gây nghi ngờ,
hoang mang trong dư luận, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
và chế độ. Bằng lý luận và từ thực tiễn đời sống chính trị, xã hội của đất nước,
chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch
ấy.
NGỌC
MINH - KCT
