Theo tin KTN - Tăng cường mối quan
hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng trong đó
coi trọng ý kiến
đóng góp của nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đây
là quan điểm có tính nguyên tắc thuộc
quy luật của công tác xây dựng Đảng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đề
cập từ sớm. Lợi dụng vấn
đề này, một số lực lượng phản động đã đưa ra các thông tin bịa đặt, xuyên tạc
quan điểm của Đảng về việc tiếp thu ý kiến của nhân dân.
Cụ thể trên trang Chân trời mới
có bài viết mà theo khẳng định của chúng là “Lời của một ông tướng công an!”
Phải nói đây là những lời lẽ xuyên tạc,
vô căn cứ. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta đã xác định việc phát huy
vai trò của nhân dân trong đóng góp ý kiến xây dựng Đảng là vấn đề then chốt,
sống còn của Đảng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân
dân là người chịu sự lãnh đạo của Đảng, là tai mắt của Đảng, mọi việc làm của
Đảng, của cán bộ, đảng viên đều được nhân dân cảm nhận, đánh giá. Vì vậy, việc
phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát, giúp đỡ, đấu tranh chống lại
những biểu hiện tiêu cực về tư tưởng, chính trị, đạo đức trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên là nhu cầu tất yếu khách quan, là vấn đề quan trọng hơn hết”;
“Nhân dân giúp xây dựng Đảng bằng cách: Hiểu rõ Đảng, ủng hộ Đảng, hưởng ứng
những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình trong nhân dân, đối
với công tác của Đảng thì thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình”. Đối với
việc xây dựng Đảng về đạo đức, tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên,
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của người dân;
Đảng phải tạo cơ chế khuyến khích, động viên, cổ vũ nhân dân mạnh dạn phê bình
đảng viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền.
Kế thừa quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về coi trọng ý kiến đóng góp của nhân dân, trong
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, xác định: “Thực
hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò
chủ thể của nhân dân”; “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng”, “thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại
diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở”... Quyền làm chủ của Nhân dân được thể hiện
trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của đất nước như: Tham gia xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức;
phát triển kinh tế; quản lý và tự quản xã hội; xây dựng, quản lý, thụ hưởng văn
hóa; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, ngoại giao nhân dân
gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng
dân. Điều này cũng thể hiện được chiều sâu của sự gắn bó mật thiết giữa Đảng
với Nhân dân, giữa Nhân dân với Đảng, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân
tộc.
Trong
giai đoạn cách mạng mới của đất nước, Đảng ta xác định nhân dân là lực lượng
đóng vai trò vô cùng quan trọng. “Nhân dân là tai mắt của Đảng, hiến kế cho
Đảng, đấu tranh chống thói hư tật xấu trong xã hội, xắn tay, ghé vai gánh vác
nghiệp lớn quốc gia”.
Bằng những chủ trương rõ ràng và sâu
sắc như vậy, có thể khẳng định “dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng” đã trở thành
nguyên tắc quan trọng, tất yếu, để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch,
vững mạnh. Vì vậy mỗi người dân cần phát huy tinh thần trách
nhiệm, tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng Đảng. Sự
gắn kết, tin tưởng của nhân dân đối với Đảng là lá chắn giúp ngăn chặn hiệu quả
và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các đối tượng xấu./.
NHUNG NGUYỄN
