Tin từ KCTD - Truyền thống tôn sư trọng
đạo của dân tộc Việt Nam được hun đúc từ ngàn đời và được ông cha ta truyền dạy
“Trọng Thầy mới được làm thầy”. Thầy cô là người chắp cánh cho những ước
mơ, trang cấp kiến thức cho các thế hệ học trò bay cao, bay xa trên con đường
chiếm lĩnh tri thức và giúp họ thành công trong cuộc sống. Vì vậy, tinh thần “trọng
đạo” của người Việt Nam càng sáng tỏ thêm ý thức “tôn sư”, trở thành
truyền thống đạo lý “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” và được đúc kết thành
nghĩa cử cao đẹp “Mùng một tết cha, mùng
hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”.
“Tôn sư trọng
đạo” trở
thành nét đẹp văn hoá, truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam mỗi khi nhắc đến người thầy và nghề dạy học. Hai câu
ca dao “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy” được
người dân Việt
Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt
Người thầy luôn tượng trưng cho những chuẩn mực, không
chỉ là người nắm đạo lý mà còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý làm người
đến các thế hệ học trò, giúp họ trở thành người có học vấn, có nhân cách tốt
đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước. Chính từ sự tôn vinh đó
nên đòi hỏi người thầy phải đáp ứng những yêu cầu rất cao của xã hội đặt ra, mà
trước hết là nhân cách, phẩm chất và đạo đức, phải là người có “đức cao vọng
trọng”. Thầy phải thực sự là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò
noi theo. Sự gương mẫu của người thầy không phải chỉ giới hạn ở trong phạm vi
nhà trường mà còn ở mọi nơi, mọi lúc, trong gia đình và ngoài xã hội. Dù lượng kiến
thức của thầy trang cấp cho học trò đến một ngày nào đó sẽ cũ đi theo sự phát
triển của xã hội, nhưng đạo đức, nhân cách của người thầy còn đọng mãi trong lòng
các thế hệ học trò - đó chính là nền của chữ “tâm” tiềm ẩn trong mỗi người thầy,
được xã hội tôn vinh và trở thành đạo lý, tình cảm tự nhiên của để các thế hệ
học trò, xã hội mãi mãi nhớ ơn người thầy!
Lịch sử giáo dục Việt Nam cũng đã ghi nhận
công đức của biết bao người thầy tài năng, đức độ, cuộc sống thanh bần mà trong
sáng như những tấm gương “đức cao vọng trọng” như thầy Chu Văn An - một trong
những tấm gương tiêu biểu của bậc làm thầy xưa kia. Nhân dân luôn ca ngợi phẩm chất
thanh cao tuyệt vời của thầy và coi ông là người thầy vĩ đại. Cuộc đời của thầy
dù đã trải qua bao nhiêu thăng trầm nhưng luôn giữ nhân cách của thầy giáo mẫu
mực. Ông được đánh giá là nhà sư phạm toàn diện nhất trong lịch sử đất nước.
Trong suốt cuộc đời gắn bó với nghề giáo, thầy
Còn thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh - không chỉ dạy học trò về nhân cách, đạo đức, truyền thống
lịch sử, văn hoá ngàn năm của dân tộc Việt Nam, truyền tinh thần yêu nước, căm
thù giặc, nhuệ khí đến học trò mà còn quyết tâm ra đi tìm kiếm con đường cứu
nước, cứu dân. Khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tin tưởng vào con đường cách
mạng mà C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin đã lựa chọn, Người tiếp tục làm thầy giảng dạy,
truyền bá lý luận cách mạng, con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đến các thế
hệ học trò của mình. Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời và tư tưởng của
Người về giáo dục được các thế hệ người thầy hôm nay, mai sau học tập và noi
theo. Người chỉ rõ: “giáo viên cũng
phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho mình
giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình
trước”. Lời dạy đó của Người nhằm nhắc nhở, động viên những người hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục không được tự bằng lòng với kiến thức đã có, mà phải
thường xuyên tích luỹ kiến thức, rèn luyện đạo đức để mỗi người thầy và sự
nghiệp giáo dục - đào tạo luôn xứng đáng với vị trí quốc sách hàng đầu trong sự
nghiệp “trồng người”. Thấm nhuần đạo đức của Người về
nghề dạy học, nhiều thầy, cô giáo đã, đang hàng ngày, hàng giờ học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không màng danh lợi, hy sinh vì sự nghiệp
trồng người.
Tuy vậy, hiện nay, vẫn còn tồn tại thực trạng đáng lo lắng, vì
nhiều thầy, cô giáo không coi nghề dạy học là một sứ mệnh cao cả mà chỉ thuần
tuý là một phương tiện để kiếm tiền. Nạn học thêm một cách tràn lan, khó kiểm
soát, tệ mua bán điểm, hiện tượng “chạy
trường, chạy lớp”… cũng đều xuất phát từ quan niệm thực dụng trên. Một số
hiện tượng tiêu cực trong giáo dục mà các phương tiện thông tin đại chúng thời
gian qua đưa tin: gian lận trong thi cử, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức
nghề nghiệp, làm giảm uy tín của ngành, của người thầy nói chung, ảnh hưởng đến
quá trình giáo dục học sinh ý thức tôn trọng pháp luật, cũng như đạo đức làm
người. Một bộ phận nhà thầy bị ảnh hưởng bởi sự tác động từ mặt trái của cơ
chế thị trường đã phần nào làm giảm lòng tin của nhân dân về “tâm, đức” người thầy
và hơn hết là ảnh hưởng xấu đến uy tín của số đông những người thầy mẫu mực. Hiện tượng học gạo, coi trọng bằng
cấp, học vì cá nhân, tự kiêu, tự mãn, tự phụ không biết đến xã hội; học để “Chuẩn
hoá” bằng việc chạy điểm, mua bằng, coi nhẹ đạo đức học đường, thiếu tôn
sư, trọng đạo... làm băng hoại giá trị của sự nghiệp giáo dục và gây ra những bức xúc trong xã hội, bị cộng đồng xã
hội lên án và dư luận đòi hỏi phải chấn chỉnh lại hành vi, trách nhiệm của
người thầy. Đây là “khoảng tối” của nền giáo dục! Hệ lụy của nó tất yếu sẽ dẫn
đến sự xuống cấp của nền giáo dục nói riêng, của đạo đức xã hội nói chung. Vì vậy, hơn lúc nào hết, mỗi người thầy hãy suy nghĩ về chữ “Tâm” của mình đối với nghề và nghiệp dạy
học. Vì, chữ “Tâm” của người thầy dù ở thời đại nào cũng là đòi
hỏi cao nhất, khắt khe nhất của sự nghiệp “trồng người”, đào tạo ra những con người có đủ tài, đức
cho xã hội.
Trước sự cám dỗ
của đời sống vật chất trong nền kinh tế thị trường, sự
xuống cấp đạo đức của một số giáo viên có thể coi là một hệ quả trong xu hướng
chung của toàn xã hội. Điều này khiến cho bao công lao của người thầy bị phủ
nhận. Song, vẫn còn biết bao tấm gương của các thầy cô đã vượt lên những
khó khăn của cuộc sống, không vì danh lợi trước mắt, đã dốc hết tâm lực, trí
lực vì học sinh thân yêu, gắn bó cả cuộc đời vì sự nghiệp giáo dục để xứng đáng
với danh hiệu nghề cao quý của sự nghiệp “trồng người”. Họ là những tấm
gương đã để lại hình ảnh gương mẫu, đạo đức nghề nghiệp, được xã hội tôn vinh,
kính trọng, là hình tượng mẫu mực đối với các thế hệ học trò và được xã hội tôn
vinh. Dù vẫn còn “khoảng tối” trái với đạo đức làm thầy, nhưng đó không
phải là người thầy đúng nghĩa. Người thầy đúng nghĩ phải là người có một cái
tâm trong sáng, lấy dạy chữ với dạy người làm thước đo đối với nghề dạy học. Vì, “Sản phẩm của giáo dục, của dạy học là con người, là thế hệ
tương lai của dân tộc, vì vậy không được phép tạo ra “phế phẩm”. Một người công
nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm; một người kỹ sư tồi có thể làm
hỏng một vài công trình nhưng, một người giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một
thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai
sau”. Vì lẽ đó, mỗi thầy giáo, cô giáo cần phải là tấm gương cả về trí tuệ và
đạo đức cho học sinh học tập và noi theo. Làm được điều đó đòi hỏi mỗi thầy
giáo, cô giáo phải luôn luôn xác định lại vị trí của mình, thường xuyên trau
dồi tri thức, lối sống mẫu mực, vị tha, yêu thương con người, phải xây dựng mối
quan hệ, tình cảm tốt đẹp giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò và giữa thầy
với gia đình học sinh “Thầy phải ra thầy,
trò phải ra trò”.
Trong
hành trang vào đời của mỗi con người, ngoài gia đình, người thầy không chỉ
truyền tải tri thức nhân loại mà còn ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách,
đạo đức làm người. Chữ “tâm” của người thầy sẽ theo người học suốt cả cuộc đời.
Vì vậy, người thầy phải được đào tạo bài bản, phải là người đủ tâm, tài, đức để
chèo lái con thuyền tương lai đi đúng hướng, đến bến bờ vinh quang để mỗi sản
phẩm làm ra - “đứa con tinh thần” của
người thầy dù ở cương vị nào, vẫn mang trong mình hình mẫu người thầy “đức cao, vọng trọng”. Điều này đã được nhà giáo dục học Usinxki đã khẳng định: “Sự
gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự
phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được”.
T. NHUNG
