Theo KCTD - Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói chung, cải cách tư pháp, nâng
cao chất lượng hoạt động của tòa án nói riêng. Vậy nhưng những phần tử bất đồng
chính kiến, phản động với lối tư duy thiển cận đã cố tình xuyên tạc những thành
tựu rất đáng ghi nhận của ngành tư pháp Việt Nam. Mục đích của chúng nhằm hạ thấp
uy tín của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc. Mỗi cán bộ đảng
viên, quần chúng nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối tin tưởng
vào sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp, sự quản lý điều hành của chính quyền
và nền tư pháp Việt Nam.
Trong
những năm qua Đảng ta đã ban hành nhiều văn kiện; Quốc hội, Tòa án nhân dân tối
cao và các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều đạo luật và các văn bản quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, làm cơ sở
cho việc triển khai thực hiện trên thực tiễn. Nhờ đó, nền tư pháp nước ta đã đạt
được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thực
hiện Chiến lược cải cách tư pháp, nền tư pháp nước ta đã đạt được những thành
tựu quan trọng; vị thế, diện mạo, uy tín của Tòa án được nâng cao; nhận thức về
vai trò, vị trí của Tòa án có nhiều chuyển biến tích cực. Chức năng, nhiệm vụ, mô
hình tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân được đổi mới mạnh mẽ. Pháp luật về tư
pháp từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ
thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án được nâng cao cả về chất lượng và số
lượng; sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tòa án, vai trò, trách nhiệm của
cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tòa án được tăng
cường...
Đã sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về hình
sự, dân sự, tố tụng tư pháp phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và quy
định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan,
tổ chức được giao thực hiện các hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng
phân định rõ hơn thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư
pháp; tăng quyền hạn, trách nhiệm và đề cao tính độc lập, chịu trách nhiệm
trước pháp luật của các chức danh tư pháp. Đổi mới tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư,
công chứng, phù hợp với chủ trương xã hội hóa. Thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ
có chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Quan tâm ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở, phương tiện, trang thiết bị
làm việc cho các cơ quan tư pháp phù hợp với tính đặc thù của hoạt động tư
pháp.
Bên cạnh đó, đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về
tư pháp, đáp ứng các yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và
bảo vệ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng và các hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân đối với các cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp.
Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều tiến bộ, đã hạn chế
được tình trạng oan, sai…góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội
nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, nền tư pháp nước ta cũng còn một số hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của người dân. Thực tiễn vẫn còn nhiều
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như: chưa có sự thống nhất trong nhận thức về nội
hàm quyền tư pháp, chủ thể thực hiện quyền tư pháp; một số nhiệm vụ Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đề
ra chưa được triển khai thực hiện hoặc đã triển khai nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu. Trong tổ chức và hoạt động của tòa án cũng còn những vấn đề cần được
tháo gỡ như: tòa án chưa thực sự độc lập; thẩm quyền của tòa án còn nhiều bất
cập; tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp chưa cao; mâu thuẫn giữa công việc và
biên chế; chế độ, chính sách chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; cơ chế nhân
dân tham gia hoạt động xét xử chưa thực chất; kinh phí, cơ sở vật chất chưa đáp
ứng được yêu cầu chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ...
Với
những kết quả và thành tựu đạt được trong thời gian qua của ngành tư pháp là
không thể phủ nhận. Chúng ta cần có cái nhìn khách quan, đa chiều về vấn đề
trên để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự là của
dân, do dân và vì dân.
HOÀNG
THỌ
