Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội (bài 2)
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hoạt động lợi dụng diễn đàn báo chí chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, cần phải có những giải pháp tổng thể, hữu hiệu, bằng nhiều hình thức phong phú, quyết liệt...
>>Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội (bài 1)
>>Đấu tranh làm thất bại sự chống phá của các thế lực thù địch trong và sau Đại hội XII của Đảng
>>Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc: Quyền hưởng thụ văn hóa của người dân không ngừng được cải thiện (bài 3)
>>Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc: Đổi mới mà không "đổi màu" (bài 2)
>>Đám loa làng dân chủ từ kêu gọi sang hoạt động xã hội đen
>>Kiên quyết đấu tranh làm thất bại luận điệu tuyên truyền đòi “cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam”
>>Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc: Sự thật hiển nhiên về tăng trưởng kinh tế (Bài 1)
>>Đảng các nước bày tỏ niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam
>>Cảnh giác trước thủ đoạn “tung hỏa mù” trên Internet
>>Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”
>>T.Ư không cản trở việc ứng cử tại Đại hội
Bài 2: Lợi dụng truyền thông để tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam - Một thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch
Để chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch không từ bỏ bất
kỳ âm mưu, thủ đoạn nào; trong đó, lợi dụng diễn đàn báo chí nhằm tuyên
truyền, kích động, xuyên tạc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước và chế độ là một thủ đoạn nguy hiểm. Chúng ta cần cảnh
giác và làm thất bại mưu đồ đen tối đó.
Báo chí có vai trò quan trọng trong định hướng dư luận, tác động làm
thay đổi nhận thức và hành vi con người. Vì thế, báo chí còn được gọi
là “quyền lực thứ tư”, ngang với các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư
pháp của một quốc gia. Khi bàn về vai trò của báo chí, các chiến lược
gia, học giả tư sản phương Tây thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã tổng kết:
“Đài phát thanh có tác dụng còn hơn cả việc bố trí các giàn tên lửa chĩa
vào các nước xã hội chủ nghĩa”. Đó cũng là phương châm hành động của
các thế lực thù địch trong chiến lược toàn cầu chống các nước xã hội chủ
nghĩa và lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới hiện nay. Ở Việt
Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, có vai trò rất
quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất
nước. Vai trò của báo chí, nếu được sử dụng đúng sẽ là lực lượng tiên
phong tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, thành tựu của công cuộc đổi mới và là nơi thể hiện lập
trường, nguyện vọng chính đáng của người dân; qua đó, làm cầu nối giữa
“ý Đảng” với “lòng dân”, tạo sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy đất nước
phát triển. Sẽ là ngược lại, nếu người làm báo xa rời chức năng, nhiệm
vụ, thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, để kẻ địch lợi dụng thì báo
chí có thể trở thành công cụ tiếp tay cho những hành động chống phá của
chúng, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Từ lâu, các thế lực thù địch đã triệt để sử dụng các phương tiện
truyền thông làm công cụ tiến hành hoạt động thu thập tin tức tình báo,
tuyên truyền, cổ xúy cho mưu đồ chống phá cách mạng nước ta. Thông qua
đó, chúng đưa tin sai bản chất sự việc, hiện tượng, làm cho người dân có
cái nhìn thiên lệch về những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội, dẫn
đến hoài nghi, mơ hồ, thiếu niềm tin vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Qua đó, các thế lực thù địch dễ bề phá hoại về tư tưởng,
đầu độc về tinh thần, làm lu mờ các giá trị đạo đức, văn hóa truyền
thống, truyền bá lối sống kiểu phương Tây theo kịch bản “diễn biến hòa
bình” do chúng dựng nên. Nếu như trước đây, đài phát thanh, báo viết
“độc chiếm” trong lĩnh vực truyền thông, thì ngày nay, sự phát triển của
internet, sự bùng nổ của các loại hình báo chí điện tử, mạng xã hội và
các thiết bị viễn thông đa năng, thông tin đa chiều có thể được truyền
tải tới người đọc mọi lúc, mọi nơi, có sức hút to lớn đối với mọi tầng
lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Lợi dụng điều đó, các thế lực thù địch
đã sử dụng truyền thông như là phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền,
xuyên tạc đường lối, quan điểm, cương lĩnh, nền tảng tư tưởng của Đảng,
nhất là vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”. Chúng
công khai thông tin một chiều về các vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội,
tham nhũng, lãng phí…, lấy hiện tượng quy thành bản chất, rồi thổi phồng
thành những “sai lầm cố hữu” nhằm gây tác động xấu đến tư tưởng, tâm lý
người dân, kích động dư luận xã hội, đả kích, quy chụp Đảng, Nhà nước
yếu kém trong lãnh đạo, quản lý xã hội, tạo cớ đòi Đảng phải nhường
quyền lãnh đạo cho các lực lượng khác.
Nguy hiểm hơn, nhân các sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, nhất
là khi chúng ta tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ
XII của Đảng, các thế lực thù địch càng ráo riết lợi dụng phương tiện
truyền thông, báo chí ở nước ngoài, nhất là các trang mạng xã hội để
tuyên truyền xuyên tạc làm giảm uy tín cá nhân các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, quân đội thông qua cái gọi là “tài liệu nhạy cảm”. Chúng
nhào nặn, khai thác, cắt xén những thông tin sai sự thật, khó kiểm
chứng, thật giả lẫn lộn, dễ gây hoài nghi, tò mò trong dư luận. Không
những thế, chúng còn tuyên truyền, lôi kéo, kích động các đối tượng
chống đối, bất mãn dưới danh nghĩa các “nhà dân chủ” để tập hợp lực
lượng, hòng dựng “ngọn cờ”, lập các tổ chức chống đối thông qua các
trang mạng, blog cá nhân, lợi dụng phản biện xã hội để chống Đảng, chế
độ, phủ nhận thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đặc biệt, một số
đối tượng, trong đó có cả những người đã từng hoạt động trong cơ quan
báo chí lợi dụng danh nghĩa nhà báo, tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự
do báo chí,... để đăng tải nhiều bài viết không đúng tôn chỉ, mục đích,
có nội dung xuyên tạc, tuyên truyền phỉ báng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước, cũng như thông tin sai lệch hoạt động của bộ máy quản lý, điều
hành của chính quyền. Hơn thế, số này đã uốn cong ngòi bút, chuyển sang
viết những lời lạc lõng, thóa mạ, cơ hội, vụ lợi, cổ xúy cho những hành
vi vi phạm pháp luật của một số đối tượng, đi ngược lại ý chí và nguyện
vọng của nhân dân, dân tộc.
Nhằm triệt để lợi dụng báo chí phục vụ cho mưu đồ đen tối, các thế
lực thù địch tích cực tấn công vào một số cơ quan báo chí, xuất bản và
một số nhà báo, nhất là những nhà báo trẻ có tư tưởng tự do, hòng mua
chuộc, “chuyển hóa tư tưởng”, hứa hẹn tài trợ, hậu thuẫn vật chất,...
lôi kéo họ làm báo theo kiểu “tự do” phương Tây, xúi giục viết và đăng
tải những bài báo với nội dung có lợi cho chúng, đi chệch tôn chỉ, mục
đích, định hướng chính trị. Chúng ra sức thúc đẩy thành lập báo tư nhân,
nhà xuất bản tư nhân, các hội, câu lạc bộ,… làm cơ quan ngôn luận cho
“lực lượng dân chủ”; triệt để lợi dụng công nghệ thông tin, internet,
mạng xã hội… để “công bố” rộng rãi các tài liệu, văn hóa phẩm có nội
dung xấu, phản động. Ngoài ra, chúng còn dùng báo chí để truyền bá quan
điểm sai trái, thù địch và khuyến khích nhiều người lên mạng để “trao
đổi”, “thu nhận” thông tin; dùng báo mạng làm “nóng” các vấn đề của đất
nước; đổi trắng thay đen, tạo bức xúc, nghi ngờ, bất bình trong công
chúng, kích động gây rối, bạo loạn lật đổ. Mắc vào cái bẫy “diễn biến
hòa bình”, thời gian qua, một số cá biệt lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng
viên đã bộc lộ tư tưởng báo chí sai trái, quá nhấn mạnh vai trò “phản
biện”, lạm dụng “quyền lực xã hội” để đưa các bài viết công kích chế độ
mà quên đi bổn phận, trách nhiệm công dân và lương tâm người làm báo.
Cần khẳng định rằng, việc một vài người tự thành lập các hội, nhóm liên
quan đến hoạt động báo chí thời gian qua cũng như điều hành các trang
mạng, blog có tính chất như một tờ báo điện tử đi ngược lại dòng chảy
của báo chí nước nhà là vi phạm pháp luật Việt Nam, trái với lợi ích
quốc gia, dân tộc. Không một tổ chức xã hội nghề nghiệp nào được công
nhận là hợp pháp nếu không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật,
được các cơ quan chức năng thẩm định theo luật hiện hành và cấp giấy
phép hoạt động. Tự do báo chí không có nghĩa là bất chấp mọi luật lệ,
làm theo ý muốn chủ quan, đi ngược lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, nguyện vọng chính đáng của người dân. Tự do báo
chí phải trên cơ sở tôn chỉ, mục đích của báo chí, Hiến pháp, pháp luật
và các quy định hiện hành. Tất cả các cơ quan thông tin truyền thông ở
nước ta từ Trung ương đến cơ sở luôn được tôn trọng, bảo đảm quyền tự do
báo chí theo đúng quy định của pháp luật, chứ không như những thông tin
bịa đặt cho rằng ở Việt Nam “không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”
như các thế lực thù địch thường rêu rao.
Trước những âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc lợi dụng truyền thông
chống phá cách mạng nước ta, hệ thống báo chí Việt Nam đã phát huy tốt
vai trò tiên phong trên lĩnh vực thông tin, tuyên truyền đối nội, đối
ngoại; luôn giữ vững định hướng chính trị, kịp thời đấu tranh với những
thông tin sai trái, xuyên tạc, phủ nhận truyền thống, bản sắc văn hóa
dân tộc, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, điều hành
của chính quyền các cấp cùng thành tựu sự nghiệp đổi mới đất nước mấy
chục năm qua. Nhiều tờ báo, tạp chí mở các chuyên trang, chuyên mục đấu
tranh chống “diễn biến hòa bình”, làm rõ bản chất, vạch trần âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực báo chí,
truyền thông. Nhiều bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí của các
chuyên gia, nhà phê bình dưới dạng chuyên sâu, chuyên đề, được nghiên
cứu một cách bài bản, khoa học, tiếp cận đầy đủ, toàn diện, sâu sắc vấn
đề kết hợp với những bài viết ngắn, cập nhật tính thời sự, mang hơi thở
thực tiễn, tạo nên bức tranh tổng thể phản ánh trung thực mọi mặt của
đời sống xã hội. Đó chính là vũ khí sắc bén đấu tranh phản bác lại những
quan điểm sai trái, thù địch, lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận
để chống Đảng, chế độ, làm mất ổn định chính trị, gây khó khăn cho việc
kiến tạo môi trường hòa bình đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
Thông qua công tác tuyên truyền của báo chí, giúp cho cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch, không bị kích động, xúi giục, lôi kéo vào những mưu đồ
đen tối của chúng; củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta, tạo sự đồng thuận xã hội,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Hiện nay, nước ta có hơn 30 triệu người sử dụng internet, chiếm
khoảng 1/3 dân số đất nước, cho thấy mức độ ảnh hưởng vô cùng to lớn của
loại hình truyền thông này với công chúng. Internet là kênh thông tin
mở, mọi người có thể truy cập tự do các trang mạng trong nước hay nước
ngoài, không phân biệt đó là trang mạng chính thống hay phi chính thống,
người ta có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ thông tin với bất kỳ trang
mạng, diễn đàn nào. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các thế lực thù
địch, phần tử chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích động, tập hợp lực
lượng nhằm chống phá cách mạng nước ta. Trong khi đó, việc quản lý, ngăn
chặn các trang mạng có nội dung xấu độc gặp nhiều khó khăn; việc phòng
ngừa thiếu tính chủ động, hình thức, nội dung chưa đa dạng, sắc bén.
Nhiều bài viết trên các chuyên mục chống “diễn biến hòa bình” chưa thật
sự sắc sảo, còn chung chung, giáo điều, khô cứng, thiếu tính thuyết
phục. Việc phát huy vai trò đội ngũ cộng tác viên chưa thật hiệu quả,
nhất là cộng tác viên có kinh nghiệm viết bài đấu tranh, cộng tác viên
trẻ, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, v.v..
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi
hoạt động lợi dụng diễn đàn báo chí chống phá cách mạng Việt Nam của các
thế lực thù địch, cần phải có những giải pháp tổng thể, hữu hiệu, bằng
nhiều hình thức phong phú, quyết liệt. Trong đó, không thể xem nhẹ công
tác tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, nâng cao nhận thức của người dân
trước những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, bảo đảm cho họ
phân biệt được đúng, sai, sàng lọc, tiếp nhận thông tin có lợi cho quốc
gia, dân tộc, không tin, không cổ xúy, lan truyền những thông tin xấu,
có hại cho Đảng, cho đất nước. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền thông
tin chính thống, định hướng dư luận trên các loại hình báo chí; khắc
phục hiện tượng thương mại hóa hoạt động báo chí, đưa thông tin theo
kiểu giật gân, câu khách, tiếp tay cho sự chống phá của các thế lực thù
địch. Mặt khác, phải nâng cao trách nhiệm chính trị, đạo đức nghề nghiệp
của cơ quan báo chí, nhà báo và công dân; tổ chức tốt những vệt bài đấu
tranh, phê phán luận điệu, quan điểm sai trái trên các ấn phẩm báo chí;
giám sát, bảo đảm an ninh mạng, làm tốt công tác bảo vệ tài liệu mật,
không để kẻ địch thu thập, xuyên tạc, tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin, báo chí để chống Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới đất nước
của nhân dân ta, dân tộc ta.
Theo HỒNG LÂM (báo Quân đội Nhân dân điện tử)
