Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội
Sau 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành nên một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước hiện nay...
>>Bài 2: Lợi dụng truyền thông để tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam - Một thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch>>Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội (bài 1)
>>Đấu tranh làm thất bại sự chống phá của các thế lực thù địch trong và sau Đại hội XII của Đảng>>Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc: Quyền hưởng thụ văn hóa của người dân không ngừng được cải thiện (bài 3)>>Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc: Đổi mới mà không "đổi màu" (bài 2)>>Đám loa làng dân chủ từ kêu gọi sang hoạt động xã hội đen>>Kiên quyết đấu tranh làm thất bại luận điệu tuyên truyền đòi “cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam”>>Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc: Sự thật hiển nhiên về tăng trưởng kinh tế (Bài 1)>>Đảng các nước bày tỏ niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam>>Cảnh giác trước thủ đoạn “tung hỏa mù” trên Internet>>Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”>>T.Ư không cản trở việc ứng cử tại Đại hội
Bài 3: Bản lĩnh, trí tuệ người “dẫn đường chỉ lối”
Những
ngày gần đây, nhân dịp Đại hội lần thứ XII của Đảng đang diễn ra, trên
một số đài, báo nước ngoài và mạng xã hội, một vài “nhà dân chủ” lại đưa
ra những bài viết kiểu “ăn ốc nói mò”, quy chụp vô căn cứ rằng: Đảng
Cộng sản Việt Nam đang “khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và trầm trọng”,
nhất là khủng hoảng về tư tưởng, lý luận. Họ cho rằng, Chủ nghĩa Mác -
Lê-nin không còn chỗ đứng trong lịch sử thế giới thì cái ngọn của nó là
tư tưởng Hồ Chí Minh cũng mất vai trò; con đường xây dựng CNXH còn “tù
mù”, “bóng chim tăm cá”. Từ những xuyên tạc ấy, họ hô hào, kêu gào phải
từ bỏ nền tảng tư tưởng, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Những luận điệu trên không mới và có thể khẳng
định ngay rằng, Đảng ta, đất nước ta, nhân dân ta hiện nay không hề
“khủng hoảng về tư tưởng lý luận” như họ vẽ vời, ảo tưởng. Trải qua 86
năm gánh vác trọng trách lịch sử là người cầm lái con thuyền cách mạng
Việt Nam, Đảng ta đã thành công nhờ có nhận thức lý luận và năng lực vận
dụng, phát triển sáng tạo học thuyết cách mạng và khoa học của Chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn đất nước.
Còn nhớ, cách đây ít lâu, người viết bài này có
cuộc phỏng vấn, trao đổi với nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, ông đã
khẳng định: Lý luận về con đường đi lên CNXH của Đảng ta ngày càng sáng
rõ hơn qua chính thực tiễn, trải nghiệm đầy gian lao, thậm chí có cả
những nghiệt ngã của 30 năm đổi mới. Ở vào những giai đoạn cam go, phức
tạp như thời điểm trước và sau Đại hội VII của Đảng, khi hệ thống XHCN ở
Liên Xô và Đông Âu tan rã, chủ nghĩa cơ hội xét lại như nấm độc lan
tràn, không ít đảng viên và quần chúng hoang mang, dao động; đây đó đã
có người xin trả lại thẻ Đảng. Thế nhưng, với bản lĩnh chính trị của
người cầm lái trước sự tồn vong của dân tộc, Đảng ta đã đúc kết một quan
điểm lịch sử. Quan điểm ấy cũng đã trở thành câu nói thuộc lòng của
hàng chục triệu người dân Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua: Độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH là con đường duy nhất đúng, là con đường mà
Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trong thời điểm đầy khó khăn, thử thách như vậy,
Đảng ta còn không bị “khủng hoảng” về đường lối thì chẳng có lý do gì ở
vào thời điểm hiện nay, sau 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ta,
của Đảng ta đã khác, chúng ta đã gặt hái được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử, thì chẳng có lý do gì chúng ta phải “khủng hoảng
đường lối”. Thật là một suy diễn nực cười, phi logic!
Ngược lại, sau 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình
thành nên một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định
đường lối, chính sách phát triển đất nước hiện nay. Con đường lý luận
suốt 30 năm qua là nhất quán về hướng đi nhưng ngày càng được định hình
rõ hơn trong từng bước đi, từng nhiệm vụ cụ thể. Ngược dòng lịch sử,
chúng ta có thể thấy ngay sự nhất quán ấy. Đại hội VII của Đảng, với bản
lĩnh vững vàng đã không bị “cuốn theo chiều gió” tan rã của mô hình
CNXH ở Đông Âu và Liên Xô, cũng không dao động trước đòn chống phá hòng
xóa bỏ CNXH của các thế lực thù địch, sự hoang mang, hoài nghi trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, đã thông qua Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đã khẳng
định: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học
xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Từ đó đến nay, trải qua 5 kỳ đại
hội, chưa bao giờ Đảng ta từ bỏ những phương hướng, mục tiêu đã được
xác định như “kim chỉ nam” ấy. Đại hội XI của Đảng, trên cơ sở nhìn lại,
tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH tiếp tục chỉ rõ: “Kiên định mục tiêu là độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội”. Đồng thời, khi bổ sung, phát triển Cương lĩnh,
Đảng ta khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân
ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Báo cáo chính trị
tại Đại hội XII của Đảng một lần nữa khẳng định: “Đường lối đổi mới của
Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của
lịch sử”.
Sáng tạo lý luận to lớn
86 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã 3
lần ra cương lĩnh thì có tới 2 lần tập trung cho nhiệm vụ xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Sau mỗi lần đại hội, cương lĩnh ấy,
con đường đi lên CNXH ấy càng rõ hơn. Đó chính là kết quả của thành tựu
to lớn trong công tác lý luận của Đảng. Cũng như người thuyền trưởng
trên đại dương bao la đầy bão tố, phải chèo lái con tàu không chỉ bằng
bản lĩnh, kinh nghiệm mà phải có kiến thức, nắm vững luồng lạch, thời
tiết, hải văn, Đảng ta có chủ trương, đường lối đúng bởi luôn có học
thuyết, lý luận, nền tảng tư tưởng đúng đắn. Cũng thật hiếm có một chính
đảng cầm quyền nào trên thế giới khi xác định nền tảng tư tưởng, chủ
thuyết lãnh đạo của mình lại có được cách nhìn biện chứng như Đảng ta:
Khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động nhưng Đảng ta không cứng nhắc
mà luôn đề cao cả những giá trị tri thức, văn hóa truyền thống của dân
tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, trong tinh hoa đó, có cả
việc tiếp thu những hạt nhân hợp lý của thế giới, trong đó có cả những
hạt nhân hợp lý từ tư tưởng, văn hóa, khoa học kỹ thuật... ở các nước tư
bản.
Dân gian ta có câu: “Dù ai cho bạc cho vàng/
Không bằng chỉ lối dẫn đàng cho ta”. Một trong những vai trò cốt yếu của
các chính đảng cầm quyền trên thế giới, xét cho cùng, chính là việc dẫn
đường chỉ lối ấy. Không một chính đảng nào có thể đảm đương tốt vai trò
nếu không có hệ thống lý luận làm gốc, không thể lãnh đạo chỉ bằng kinh
nghiệm hay những lời nói suông. Nhìn lại 30 năm đổi mới, trong những
thành tựu to lớn của Đảng ta, phải khẳng định thành tựu to lớn về mặt lý
luận. Không thể có thành công của công cuộc đổi mới nếu không có thành
công về công tác lý luận, tư tưởng. Đúng như lúc sinh thời, Lê-nin từng
căn dặn: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”.
Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chỉ rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó
chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế”. GS, TS Tạ Ngọc
Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Nếu
nhìn vào những mô hình “chủ nghĩa xã hội” hoặc đã sụp đổ, hoặc đang “lạc
nhịp” với sự phát triển chung của thế giới, chúng ta mới thấy hết sức
sáng tạo lớn lao của Đảng về mặt lý luận trong xây dựng mô hình chủ
nghĩa xã hội mang đặc điểm Việt Nam”.
Những thành tựu phát triển lý luận của Đảng về mô
hình CNXH tập trung ở việc định hướng hệ mục tiêu và ngày càng làm sáng
rõ và đầy đủ hơn con đường đi lên CNXH; xác lập được hệ thống lý luận
về con đường và những giải pháp cơ bản nhằm hiện thực hóa mô hình CNXH
với hàng loạt vấn đề cụ thể như: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xác lập và phát triển lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN,
định hướng xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, xây dựng con người Việt Nam, xác lập những cơ sở lý luận trên
lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng và phát triển lý luận về
quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, xây dựng và
phát triển cơ sở lý luận về đường lối và chính sách đối ngoại, xây dựng
những cơ sở lý luận về phát huy dân chủ, xây dựng hệ thống chính trị,
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nước ta, phát triển lý luận xây
dựng Đảng trong điều kiện mới...
Thực tiễn nóng bỏng, cần lý luận tường minh
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, sau 30 năm
đổi mới, đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng rất
nhiều thách thức lớn, thời cơ gắn liền với nguy cơ. Quá độ lên CNXH,
ngay trong lý luận của những nhà nghiên cứu kinh điển đã chỉ ra đó là
một con đường gian khổ, cam go, kéo dài, trải qua nhiều chặng đường,
nhiều nấc thang. Con đường ấy, hoàn toàn khác với một bản quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội hay một dự án, một đồ án. Ai đó cho rằng cứ phải
xác định mốc thời gian cụ thể, công việc cụ thể, hình hài cụ thể mới là
“có tính khả thi” hay “mô hình đó có đâu mà tìm” thì người đó quả là đã
rơi vào chủ nghĩa siêu hình hoặc chủ nghĩa duy vật tầm thường. Để hiện
thực hóa một hình thái kinh tế-xã hội cao đẹp, không thể là công việc
một sớm một chiều, máy móc, nóng vội mà đó là một công việc mang tính
lịch sử, trải qua nhiều giai đoạn, nhiều nghiên cứu, thậm chí “nhiều
cuộc đau đẻ kéo dài”, nhiều trải nghiệm cả máu và nước mắt, là công việc
không chỉ của thế hệ hôm nay mà còn của mai sau.
Đảng ta đã và đang làm tốt vai trò người cầm lái
nhưng thực tiễn cũng đang đặt ra hàng loạt vấn đề nóng bỏng cần phải
luận giải tường minh bằng lý luận, theo tham luận của GS, TS Tạ Ngọc Tấn
tại Đại hội lần thứ XII của Đảng. Với tinh thần vận dụng sáng tạo đó,
nhiều vấn đề lý luận mới, chưa từng có đã được tổng kết từ thực tiễn và
đưa vào áp dụng trong thực tế, mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội
to lớn như: Khoán trong nông nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,
đảng viên làm kinh tế, kinh tế hàng hóa đa thành phần đến kinh tế thị
trường định hướng XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN... Sự đúc kết nên tám
đặc trưng, tám phương hướng và tám mối quan hệ lớn để xây dựng CNXH ở
Việt Nam cũng chính là kết quả của sự sáng tạo lý luận của Đảng ta trong
công cuộc đổi mới, bắt đầu từ thực tiễn đổi mới tư duy. Thực tiễn công
cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay đang đặt ra hàng
loạt vấn đề nóng bỏng cần phải luận giải tường minh bằng lý luận.
Trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ
XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ tư duy vận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; tăng
cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp
thời có chủ trương, chính sách xử lý hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh
trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật
đổi mới và phát triển ở nước ta: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát
triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy
luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng
sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà
nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc
XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ...”.
Nhìn lại để đi tới, mọi đảng viên và nhân dân đều
kỳ vọng Đảng ta tiếp tục vững vàng vai trò người cầm lái, vững vàng về
tư tưởng và lý luận. Đúng như đồng chí Trần Việt Phương, cán bộ lão
thành cách mạng 70 năm tuổi Đảng, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế và
chính trị, từng giúp việc cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Tổng Bí thư Lê
Duẩn đã viết trong cuốn Đổi mới ở Việt Nam-Nhớ lại và suy ngẫm: “Đó là
con đường vinh quang và khổ ải, rất thấm thía đến tận cùng cuộc sống của
từng người, từng gia đình, từng tầng lớp và cả toàn dân...”, “tiến
trình còn dài, thời gian còn lâu, đổi mới mạnh lên nhưng sức cản còn dai
dẳng níu kéo, thuận lợi và khó khăn đều tăng thêm, nhiều việc đang dở
dang, nhiều đòi hỏi mới đã xuất hiện, đường đi vẫn có thể có thăng trầm
chứ không giản đơn tuyến tính. Trên chặng đường trước mắt, nhiệm vụ vẫn
là tiếp tục tìm tòi, khai phá, sáng tạo mạnh dạn, quyết định vững chắc,
thực hiện quyết liệt, tận lực tạo bứt phá để vượt lên”.
Theo NGUYỄN VĂN MINH (bao qdnd.vn)
