Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, April 20, 2016 , 0 bình luận

(chiasekienthucnet)-Gần đây không chỉ có báo chí phản động mà thậm chí đến ngay một số tờ báo chính thống cũng có những bài viết không có tính chiến đấu, tính giáo dục và tính thẩm mỹ, thậm chí còn lệch lạc cả về tưởng, nhận thức chính trị. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi không đề cập đến báo chí phản động mà nói đến một số "hạt sạn" trong báo chí chính thống ở nước ta hiện nay. 

>>Phát huy dân chủ đại diện trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

>>“Khép lại quá khứ” nhưng không được bóp méo lịch sử

>>Sự khác biệt về dân chủ và nhân quyền không cản trở được hợp tác quốc tế của Việt Nam

>>Cử tri Việt Nam luôn là người lựa chọn sáng suốt

>>Danh sách 197 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV

>>Sự thật bẽ bàng về sự tín nhiệm của cử tri đối với các nhà dân chủ cuội

>>Tư tưởng Hồ Chí Minh về "vũ trang toàn dân" tạo thành sức mạnh toàn dân đánh giặc. 

>>Không để thanh niên "cô đơn" trên mạng (bài cuối)

>>Công khai không có nghĩa là không có giới hạn

>>Bài 2: Tăng “sức đề kháng” giúp thanh niên ‘tự miễn dịch”

>>Tiếp tục đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc phản động của các thế lực thù địch về vấn đề nhân sự sau Đại hội Đảng lần thứ XI


Bên cạnh những bài báo, tờ báo không chính thống (không có nguồn gốc) thì những báo có nguồn gốc cũng để xảy ra tình trạng không kiểm soát được nội dung khi cho đăng tải những bài viết thiếu tính thẩm mỹ, chiến đấu và giáo dục. Phải chăng, báo chí ngày nay cũng xuất bản theo lối "ăn sổi" chạy theo xu hướng câu "khách" nên dẫn đến tình trạng bài viết, bài được đăng phải có "tiêu đề" thật "hót" và càng "giật gân" càng tốt và hình ảnh càng "trần trụi", càng "thật" bao nhiêu thì càng có nhiều lượng truy cập bấy nhiêu. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này ?


Ảnh minh họa (Nguồn facebook)

Báo chí cũng cần view 

Hiện tượng câu like và câu view quả là "ngang tầm" trong xu hướng công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Trên mạng xã hội cũng như trên báo chí xuất hiện nhiều hình ảnh, bài viết có tính chất mục đích câu like, view và họ coi đó là động lực, mục tiêu chính để phát triển tờ báo, trang fanepage của mình mà bỏ qua đi phần cốt lõi nhất của nó chính là tôn trọng độc giả, tôn trọng người xem, người đọc, cũng như định hướng giáo dục họ.

Phải chăng, thị hiếu của độc giả cũng chỉ cần những bài viết sơ sài và bị bẻ cong bằng những từ ngữ có tính chất mập mờ, gây hiểu nhầm thậm chí chỉ cần "tiêu đề", hình ảnh lệch lạc cả về chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo lý,... ? Có thể khẳng định rằng, độc giả không dễ rãi như một số báo chí hiện nay vẫn đưa tin theo kiểu "ăn sổi", "xáo xào", ... Bởi chính họ sau khi gặp phải những bài báo, bài viết có nội dung như vậy họ sẽ tiến hành "tẩy chay" đồng loạt những bài viết khác của tờ báo đó mặc dù nó không thuộc loại câu view kể trên. Điều này sẽ làm cho chính tờ báo có uy tín bị mất độc giả của mình. Mặt khác, họ còn có thể tuyên truyền để người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... cũng sẽ không bài giờ đọc tờ báo đó nữa chỉ cần nhìn thấy trang báo chủ quản mà họ đã dính bẫy một lần.

Biết tác hại của việc "câu view" nhưng tại sao báo chí vẫn làm, vẫn cho đăng tải ? Điều này có thể giải thích theo hai chiều hướng:

Thứ nhất, phải kể đến vài trò của người viết bài-nhà báo. Người viết bài (nhà báo) vừa không có năng lực vừa không có tâm, có tầm. Bởi, nhiều bài viết họ "ăn cắp" một cách trắng trợn thông tin mà nhiều nhà báo khác phải mất nhiều công sức để có thể có được thông tin đó về "xào xáo" lại thành bài của mình. Mặt khác, họ thiếu đi cái tâm, cái tầm về nhãn quan chính trị để rồi những từ ngữ họ sử dụng chỉ nhìn thấy tiêu cực, một chiều và phơi bày sự thật đó một cách thô thiển làm cho người đọc ngoài những thông tin ra không giúp giáo dục, định hướng hành vi cho họ. Chẳng hạn như, mới đây nhất là vụ việc về một công an đánh người bán hàng rong cho thấy có nhiều cách mà các báo khác nhau khai thác. Có bài mô tả khá "trần trụi" theo hướng tiêu cực, một phía rồi quy chụp theo kiểu từ A đến B đến C nhưng cũng có báo không chỉ đưa ra thông tin về vụ việc có tính chất nhiều chiều mà còn góp phần định hướng người đọc không vi phạm pháp luật. Rõ ràng, cùng một cách đưa tin nhưng những hình ảnh phản cảm, rã man, ... thì cũng không nên đưa lên hoặc nếu đưa lên thì phải tuân thủ tính thẩm mỹ, tính pháp chế.

Chính từ việc coi Lượng độc giả, lượt người truy cập bài viết quyết định "thanh danh" của nhà báo, phóng viên sản xuất ra nó nên nó chính là động lực để nhà báo, phóng viên bất chấp bằng mọi giá, bằng mọi thủ đoạn để thực hiện mưu đồ này. Điều này chúng tôi không nói đến phần đông mà chỉ có một số ít những nhà báo, phóng viên có cách suy nghĩ như vậy. Do đó, các sản phẩm họ làm ra thiếu đi cái mục tiêu căn bản của báo chí. Họ không hiểu hay cố tình không hiểu về tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thẩm m,... cần có trong mỗi bài viết, mỗi câu, mỗi từ trong khi các thế lực thù địch luôn lợi dụng các bài viết này để mượm cớ vu khống, bôi nhọ, xúc phạm, tuyên truyền chống lại chế độ XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam.

Thứ hai, phần kiểm duyệt bài viết có phần bị nới lỏng. Một bài viết, bài dịch phải được kiểm duyệt thông qua ban biên tập (theo chức năng) và được Tổng biên tập ký phê duyệt mới cho đăng. Tuy nhiên, khâu này dường như bị bỏ qua, hoặc kiểm duyệt một cách sơ sài nên chất lượng các bài viết cũng có phần bị giảm sút. Sự kiểm soát từ phía quản lý Nhà nước theo quy định của Luật Báo chí thời gian qua cũng đã rất tích cực, chủ động kiểm tra và xử lý nhưng so với tốc độ đưa tin và số lượng các loại báo chí ở Việt Nam hiện nay thì khó có thể kiểm soát hết được, nhất là các trang báo điện tử, trang thông tin điện tử. Mặc dù, có trang Tổng biên tập đã phải bị lý hình sự nhưng dường như các tờ báo khác không lấy đó là bài học kinh nghiệm mà vẫn để xảy ra tình trạng những "hạt sạn" trên trang báo của họ.

Cần "sốc" lại những trang báo, bài báo có tính "ăn sổi"

Theo quy định hiện hành, việc các báo để xảy ra lỗi kể trên không những chỉ có phóng viên, nhà báo mà người chịu trách nhiệm vẫn phải là Tổng biên tập của tờ báo. Luật báo chí hiện hành và Dự thảo xác định trách nhiệm cụ thể vẫn còn hạn chế nên trong thời gian này tính chịu trách nhiệm vẫn chưa "nghiêm" nên một số bài báo vẫn "lọt" qua khâu kiểm duyệt trước khi lên sóng hoặc lên trang.

Mặt khác, dự thảo Luật báo chí quy trách nhiệm "hết" cho Tổng biên tập thì cũng khó, theo Đại biểu Bà Trương Thị Mai- Chủ nhiệm Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi phát biểu tại Nghị trường về dự thảo luật báo chí cho rằng: "“Bắt người ta chịu trách nhiệm là bất khả thi và cứ bắt thì phải chịu chứ còn ông chủ quản có được đọc đâu, tổng biên tập quyết hết, đặc biệt là báo điện tử đăng tin bài liên tục trong ngày. Mức độ trách nhiệm đến đâu cũng cần phải lấy ý kiến. Vừa rồi anh Tuấn (ông Trương Minh Tuấn- Thứ trưởng Bộ TT&TT- PV) “thổi còi” nhiều tờ báo nhưng đâu có thổi còi cơ quan chủ quản, chỉ nhắc nhở”, bà Mai băn khoăn".
 

Để không còn hạt sạn đối với báo chí ở Việt Nam hiện nay bên cạnh việc cải cách mô hình tổ chức thì cần phải quy định cụ thể về tính phải chịu trách nhiệm-tức chính tác giả của sản phẩm báo chí và người được giao kiểm duyệt nội dung cũng như cơ quan chủ quản mà người đứng đầu là Thủ trưởng của tờ báo đó. Bên cạnh đó, cần tạo ra một cơ chế kiểm soát linh hoạt cả tiền kiểm và hậu kiểm nhằm đảm bảo kiểm duyệt tốt nội dung từ khi còn đang trong giai đoạn chờ kiểm duyệt đến khi thành sản phẩm để độc giả thưởng thức. Trong đó, cần nhấn mạnh đến vai trò của cơ quan quản lý báo chí và sự kiểm soát của người dân (độc giả) đối với những tờ báo và bài báo. Đồng thời, mỗi độc giả phải là người sáng suốt trong việc lựa chọn nguồn tin, tin, bài cho chính mình nhằm tránh bị ảnh hưởng bởi những bài viết có nội dung lệch lạc, xấu độc, nhất là những bài viết không rõ nguồn gốc. Chúng tôi hy vọng rằng, báo chí chính thống Việt Nam sẽ không chỉ là nơi cung cấp thông tin mà còn là nơi để giáo dục nhân cách, bản lĩnh chính trị, tư tưởng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và góp phần vào công cuộc xây dựng chế độ XHCN ở Việt Nam.

VT (chiasekienthucnet)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X