Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, September 14, 2016 , 0 bình luận

(chiaskienthucnet)-Tây Nam Bộ là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở đây là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên trong những năm gần đây các thế lực thù địch, phản động luôn ra sức tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam, kích động đồng bào Khơ - me ở Việt Nam và người dân Campuchia chống phá quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, phá hoại hòa bình ổn định và ngăn cản tiến trình phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, chúng xuyên tạc sự thật lịch sử vùng đất Tây Nam Bộ, kích động ý thức dân tộc hẹp hòi, đòi độc lập tự trị, xây dựng tổ chức phản động tiến tới thành lập cái gọi là “Nhà nước Khơ - me Campuchia Crôm” hoặc sáp nhập Tây Nam Bộ vào Campuchia, cản trở công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta.

>>Hồi ký của Tạ Phong Tần: Nỗi đau ê chề của người đàn bà phản quốc
>>Vu khống lố bịch về ông Trịnh Xuân Thanh
>>Tạ Phong Tần ngày càng lạc lõng, cô đơn ở hải ngoại
>>Điều tra theo thư bạn đọc: Tạ Phong Tần tên tội phạm đội lốt dân chủ, nhân quyền
>>Điều tra theo thư bạn đọc: Tạ Phong Tần là ai ?
>>Tạ Phong Tần sự kêu gào vô vọng ở hải ngoạiTạ Phong Tần sự kêu gào vô vọng ở hải ngoại


Trước những vấn đề đó, việc nắm chắc cơ sở pháp lý, dẫn chứng lịch sử để đấu tranh chống những quan điểm sai trái, luận điệu phản động như trên là một vấn đề cấp thiết trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong tình hình hiện nay. Vậy những căn cứ, cơ sở pháp lý, dẫn chứng lịch sử nào khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Tây Nam Bộ?
Đồng Tháp Mười-đẹp nhất bông sen (nguồn ảnh internet)



Trước hết, có thể thấy rõ vấn đề “miền Tây nam Bộ được hình thành gắn bó với quá trình khai phá đất hoang của người Việt và việc xác lập chủ quyền của Nhà nước phong kiến cách đây 300 năm”.
Trước khi trở thành lãnh thổ của nước Việt Nam, vùng đất Nam Bộ nói chung và Tây nam Bộ nói riêng thuộc vương quốc Phù Nam (một quốc gia bản địa, độc lập). Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, vùng đất này bị vương quốc Chân Lạp (Nhà nước đầu tiên của người Khơ - me) thôn tính, vương quốc Phù Nam cũng vì thế mà bị diệt vong. Hai nước Phù Nam và Chân Lạp có đặc điểm kinh tế, xã hội hoàn toàn khác nhau. Chân Lạp là quốc gia của người Khơ - me, xuất hiện ở vùng trung lưu sông Mê - kông, lấy nông nghiệp là chính. Còn Phù Nam là quốc gia ven biển sớm có truyền thống hàng hải, thương nghiệp. Nền văn hóa cổ của hai nước này cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu Chân Lạp nổi tiếng với nền văn hóa Khơ - me thì Phù Nam có những nét đặc thù của nền văn hóa Óc eo. Mặt khác, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, Nam Bộ (kể cả Phù Nam) thuộc về Chân Lạp nhưng chưa hề có sự quản lý hành chính của Nhà nước Chân Lạp. Do chiến tranh và phải tập trung công sức phát triển các trung tâm lãnh thổ của Chân Lạp, Nam Bộ nói chung, nhất là miền Tây Nam Bộ nói riêng vẫn là một vùng đất hoang sơ.
Từ năm 1698, chủ quyền thực tế của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ được xác lập: Chúa Nguyễn Phúc Chu cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất nam Bộ và thiết lập đơn vị hành chính ở đây là phủ Gia Định, mở rộng đất đai, chiêu mộ dân di cư từ Bố Chánh (Quảng Bình) trở vào Nam, thành lập xã, thôn, đặt chức Giám quân, cai bộ, Ký lục để cai trị. Từ năm 1732 đến năm 1757, các đời vua Chân Lạp nhiều lần tự nguyện cắt đất trao cho chúa Nguyễn để đền ơn dẹp loạn, cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua. Đáng lưu ý, vào năm 1757, vua Nặc Tôn đã cắt phần đất Tầm Phong Long (tức vùng Tứ giác Long Xuyên hiện nay) dâng cho chúa Nguyễn. Như vậy là cho đến năm 1757, sau chỉ gần nửa thế kỷ, toàn bộ lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ của nhà Nguyễn. Đến đây quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ mang tính lịch sử của Việt Nam đối với toàn bộ vùng Nam Bộ cơ bản hoàn thành.
Dưới triều Nguyễn, hệ thống hành chính tiếp tục được hoàn thiện và thống nhất quản lý trên quy mô cả nước. Cụ thể, năm 1836, vua Minh Mạng cho lập sổ địa bạ 6 tỉnh nam Kỳ, bao gồm tất cả 10 phủ, 25 huyện, 135 tổng, 1.637 xã, thôn, phường, đồng thời lãnh đạo nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Nam Bộ nói riêng, đánh bại các cuộc tiến công của quân Xiêm, xây dựng đồn trú, trấn thủ các vùng biên giới.
Mặt khác, từ khi triều Nguyễn thực thi chính sách khai phá đất đai, lập chính quyền cai trị, người Việt di cư vào Nam ngày càng đông đúc, trở thành chủ nhân chính trong cộng đồng dân cư Nam Bộ. Đến nay người Việt chiếm tới 93% dân số miền Tây Nam Bộ. Quan hệ tộc người ở Tây Nam Bộ đã được thiết lập lâu bền trong lịch sử, bởi những người nông dân nghèo từ nhiều nơi khác đến tìm kế sinh nhai. Ở đây đã diễn ra quá trình hòa hợp, hội nhập giữa những người Việt và các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Do vậy, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nơi đây đều mang dấu ấn của người Việt với tư cách là dân tộc chiếm đa số, là trung tâm đoàn kết của các dân tộc trên vùng đất này.
Như vậy, có thể khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với miền Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng đã được khẳng định từ rất sớm bằng sự xuất hiện của người Việt là chủ nhân chính khai hóa một cách hòa bình các vùng đất hoang sơ vốn thuộc nước Phù Nam đã bị diệt vong bởi các thế lực phong kiến ngoại bang.
Thời Pháp thuộc, 6 tỉnh Nam Kỳ, trong đó có 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ do thực dân Pháp cai quản. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Tây Nam Bộ, trong đó có dân tộc Khơ - me tiếp tục phát triển, cùng cả nước làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Cụ thể, ngày 04 tháng 6 năm 1949, tổng thống Pháp Vincent Auriol đã ký bộ Luật số 49-733 trả lại Nam Kỳ lục tỉnh cho “Quốc gia Việt Nam”, đại diện là Bảo Đại, trong đó có đoạn viết “Vùng đất Conchinchine được trao lại cho nhà nước Việt Nam theo tuyên bố chung ngày 05 tháng 6 năm 1948 và tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 19 tháng 8 năm 1948. Vùng đất này không còn nằm trong quy chế lãnh thổ thuộc Pháp”.
Chủ quyền của Việt Nam đối với Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng tiếp tục được công nhận tại hiệp định Giơ - ne - vơ (1954) và hiệp định Pa - ri (1973) được các nước lớn có liên quan như Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và các nước liên quan trực tiếp như Lào, Campuchia thừa nhận. Bản thân quốc vương Campuchia bấy giờ là Nô - rô - đôm Xi - ha - núc cũng đã nhiều lần kêu gọi cộng đồng quốc tế thừa nhận đường biên giới giữa Campuchia với miền Nam Việt Nam được thể hiện trên các bản đồ hợp pháp của Sở địa dư Đông dương ấn bản trong thời gian này.
Tóm lại, với tất cả các căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử như trên, không một luận điệu xuyên tạc hay bất kỳ một thế lực thù địch nào có thể phủ định chân lý “Lãnh thổ miền Tây Nam Bộ là thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con người Tây Nam Bộ là máu thịt của dân tộc Việt Nam”.
Trải qua hơn ba thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều thế hệ người Việt Nam với ý nghĩa cộng đồng cư dân đa dân tộc đã đổ biết bao công sức để xây dựng và bảo vệ vùng đất Tây nam Bộ. Mỗi tấc đất nơi đây đều thấm đẫm mồ hôi và máu của người dân đất Việt, không phân biệt dân tộc hay tôn giáo. Chính vì thế mà đối với mỗi người dân Việt nam, Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng không đơn thuần chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà cao hơn thế còn là vùng đất của những giá trị thiêng liêng, trường tồn cùng dân tộc. Mỗi người dân đất Việt phải luôn ý thức được những giá trị lịch sử và mồ hôi, xương máu của bao thế hệ cha ông, cùng chung tay xây dựng đất nước ngày càng phát triển, vững bước trong giai đoạn hội nhập với thế giới hiện nay./.

HNN (chiasekienthucnet)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X