Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, September 10, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Trên trang web RFA – Đài Châu Á Tự Do, độc giả có thể dễ dàng tìm thấy bài viết “Tại sao lại là Hiệp sĩ? Công an để làm gì?” của tác giả J.B Nguyễn Hữu Vinh trong mục Tin, bài đáng chú ý. Bài viết không còn mới nhưng độ “hot” thì không hạ nhiệt chút nào với rất nhiều bình luận, chia sẻ, nhất là trong giai đoạn vừa qua có các trường hợp các hiệp sĩ đường phố bị thương khi bắt cướp.

Ngăn ngừa hành vi lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc về quyền con người 

Cấm nhập cảnh bà Bà Debbie Stothard là cần thiết! 

Vì sao bị can chống phá Nhà nước Nguyễn Ngọc Ánh từ chối luật sư bào chữa? 

Ngụy biện cho rằng 'Nhà nước nào, chế độ nào cũng được, miễn là dân giàu, nước mạnh' 

Vụ Trương Châu Hữu Danh bị đe dọa: Bầy đàn hay cố tình vu khống của làng đấu tranh dân chủ?

 


Đây là một bài viết mà quan điểm cá nhân của tác giả đậm đến mức mà chính trang web RFA- Đài Châu Á Tự Do phải đưa vào dòng chú thích “Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do” để cố tỏ ra quan điểm “trung lập” của mình. Vậy cái gọi là không thể hiện quan điểm nhưng vẫn nằm gọn trong mục trang chính này ra sao mà lại được nhiều độc giả đọc, comment đến vậy?

RFA đăng tải bài viết 'ngụy biện' trắng trợn của Nguyễn Hữu Vinh



Trong bài viết của mình, tác giả đề cập đến các vụ việc hiệp sĩ bị thương, bị hành hung trong quá trình bắt cướp ở khu vục thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2018 vừa qua. Tác giả bài viết đã miêu tả việc tham gia hoạt động săn bắt cướp, giữ gìn an ninh trật tự là một hoạt động nguy hiểm nhưng không được Nhà nước quan tâm. Với cách hành văn mang tính chất mỉa mai khi miêu tả rằng Nhà nước đã cưỡng ép xây dựng và dùng các loại bằng khen buộc các câu lạc bộ hiệp sĩ phải làm thay nhiệm vụ của lực lượng Công an. Đồng thời đề ra nghi vấn với các Câu lạc bộ phòng chống tội phạm về “tính pháp lý,tính hiệu quả và hậu quả”.


Điều thứ hai, tác giả đã đưa ra quan điểm từ khi có Đảng lãnh đạo, phẩm chất đạo đức bị băng hoại bằng cách so sánh thời xưa và nay: Ngày xưa, cha ông ta vẫn dạy: Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha để khuyến khích tính tự giác của cộng đồng, của người dân với những điều xấu, điều ác gây cho cộng đồng, cho xã hội” và “trong xã hội Việt Nam ngày nay, người dân ngày càng trở nên vô cảm, thờ ơ trước đau khổ của đồng loại. Tác giả đã dùng góc nhìn của mình để đổ lỗi những hiện tượng, hành động đi ngược với giá trị đạo đức là do công tác lãnh đạo của Đảng.


Trong những đoạn cuối của bài viết, tác giả đã dùng những từ ngữ mang tính xúc phạm, miệt thị để “giúp” độc giả hình dung ra được, lực lượng công an đang đùn đẩy trách nhiệm của mình cho những hiệp sĩ đường phố để rồi ngồi chơi, hưởng lương, cướp thành tích của các hiệp sĩ.


Và để kết luận cho bài viết, tác giả đã dùng các câu hỏi tu từ mang tính xúc phạm nặng nề mà một bài báo chính thống không nên có để kích động sự căm phẫn trong độc giả đối với Đảng, Nhà nước.


Đọc xong bài viết, bất cứ độc giả nào cũng có thể nhận thấy được quan điểm cá nhân của tác giả đã chi phối hoàn toàn nội dung bài viết, điều tối kỵ nếu đây là một bài báo trên một trang báo điện tử uy tín. Hay nói cách khác, tác giả dùng các mảnh ghép trong bài viết theo cách thiếu logic, khoa học, quy chụp các hiện tượng thành bản chất để chụp mũ, “đảo trắng thay đen” thực tế xã hội để phục vụ cho mục đích của mình là chống phá Đảng, Nhà nước.


Để có thể có cái nhìn khách quan, chúng ta phải thấy được nguồn gốc, lý do ra đời và thực tế hoạt động của các câu lạc bộ Phòng chống tội phạm. Năm 1997, câu lạc bộ đầu tiên được thành lập ở phường Phú Hòa với tên gọi đội Dân quân tự vệ vây bắt đối tượng cướp giật. Năm 2004, do đội Dân quân tự vệ có những thành tích đạt được trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, Công an tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo nâng đội thành câu lạc bộ Phòng chống tội phạm. Từ đó mô hình các câu lạc bộ phòng chống tội phạm được nhân rộng ở nhiều nơi, nhất là ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Có thể thấy được việc thành lập các câu lạc bộ này với mục đích ban đầu là để lực lượng dân quân tham gia phối hợp với lực lượng công an giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Dần dần, với tinh thần trượng nghĩa, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, những người dân đã tự phát tham gia các hoạt động phát hiện, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự cùng với tổ chức của dân quân, Công an. Để thuận tiện cho việc phát huy truyền thống tốt đẹp đồng thời để hoạt động của các hiệp sĩ đường phố được đúng pháp luật, tránh lợi dụng vào việc bắt cướp để làm điều xấu, Chính quyền địa phương đã tiến hành thành lập các câu lạc bộ để những người có nguyện vọng được tham gia. Điều đó có ý nghĩa thiết thực nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong giữ gìn an ninh trật tự xã hội đồng thời thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp đối với sự tham gia, công lao, thành tích của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. Như anh Nguyễn Thanh Hải của câu lạc bộ phòng chống tội phạm phường Phú Hoà đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng III; ngoài ra còn có nhiều thành viên được tặng Huy chương tuổi trẻ dũng cảm, nhiều tập thể, cá nhân được Bộ Công an tặng Bằng khen... Đồng thời khẳng định rõ các câu lạc bộ này không làm thay chức năng của lực lượng công an, mà hỗ trợ lực lượng công an trong các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự. Cụ thể như ở TP. Hồ Chí Minh có đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm và trật tự xã hội với các chiến sĩ được tuyển lựa kỹ, đào tạo nâng cao về võ thuật, bắn súng và lái xe để tiến hành phối hợp, tổ chức với các câu lạc bộ phòng chống tội phạm và các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm khác trong công tác nắm tình hình đối tượng, vây bắt kẻ gây án cướp giật. Như vậy có thể nhận thấy, tác giả đã đưa ra ý kiến cá nhân hoàn toàn trái ngược với thực tế. Các câu lạc bộ phòng chống tội phạm không ép buộc người dân tham gia, không là nơi để lực lượng Công an cướp công của người dân và không phải là phương thức đẩy trách nhiệm cho nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm.


Thấy được rằng, việc tham gia các hoạt động phòng chống tội phạm chưa bao giờ đơn giản, luôn ẩn hiện những mối nguy hiểm không lường trước được. Nhưng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc,tinh thần toàn dân đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân ta, tất cả Đảng viên, cán bộ và nhân dân luôn chung sức, đồng lòng kiên quyết đấu tranh với cái xấu, các mối nguy hại của xã hội để hướng để hướng đến mục tiêu xây dựng đất nước an toàn, văn minh, giàu đẹp. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều các đối tượng, tổ chức phản động dùng các thủ đoạn thấp kém để hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, kích động những người thiếu sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện bằng các hiện tượng xấu, các sự vụ tiêu cực, những mặt trái còn tồn tại trong xã hội. Vì vậy, độc giả phải luôn luôn tỉnh táo, xác minh nguồn thông tin, không để bị lợi dụng, tiếp tay cho các thế lực phản động phát tán thông tin, nhận thức sai trái. Tin tưởng rằng, với tinh thần đoàn kết, niềm tin kiên định vào sự nghiệp Cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã chọn, chúng ta sẽ đập tan mọi âm mưu phá hoại đển tiến bước vững chắc trên con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội./.



Đăng Sơn

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X